Đồng ruble mất giá - bằng chứng cho thấy nền kinh tế Nga suy kiệt

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên nền bức tranh kinh tế đình đốn, giá trị đồng ruble Nga đã “bay hơi“ nhanh chóng. Từ đầu năm tới nay, đồng nội tệ Nga đã bị mất tới 1/4 giá trị so với đồng USD và euro.
Đồng ruble mất giá - bằng chứng cho thấy nền kinh tế Nga suy kiệt
Ảnh minh họa

Việc đồng ruble mất giá kéo theo cơn hoảng loạn trong xã hội và đe dọa làm bất ổn nền tài chính nước Nga.

Ngày 7-11, các quầy thu đổi ngoại tệ tại thủ đô Moscow đã thu hút sự chú ý lớn khi đồng rúp chạm đáy lịch sử, 1 USD đổi được 48 ruble và 1 euro đổi được 60 ruble. Tỷ giá này đã làm cho giới tài chính Moscow bắt đầu hoảng loạn.

Ngân hàng VTB24, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Nga, cấp báo rằng thị trường trao đổi ngoại tệ gần chạm ngưỡng hoảng loạn, đe dọa sự ổn định tài chính. Đến tận cuối ngày, Ngân hàng Trung ương Nga mới miễn cưỡng ra thông cáo thừa nhận những rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Trên thực tế, trong vòng một tuần, đồng ruble Nga đã mất 10% giá trị và mất 25% giá trị kể từ đầu năm đến nay.

Tình hình này buộc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố sẽ mạnh tay can thiệp vào bất cứ lúc nào và sử dụng các công cụ sẵn có nhằm ngăn đồng ruble giảm sâu hơn. Ngày 5-11, ngân hàng này đã phát tín hiệu sẽ kiềm chế can thiệp vào thị trường ngoại hối khi mỗi ngày chỉ bơm ra tối đa 350 triệu USD. Đây thực sự chỉ như một giọt nước so với 30 tỷ USD mà Nga đã chi ra để giữ giá đồng ruble trong tháng 10 khi giá dầu sụt giảm và phương Tây siết chặt các biện pháp trừng phạt đã làm đồng tiền này sụt giá kỷ lục.

Theo các chuyên gia phân tích tại ngân hàng Alfa, quan điểm của Ngân hàng Trung ương là phù hợp, tuy nhiên, quyết định thả nổi đồng ruble được đưa ra vào lúc sức ép từ bên ngoài đang rất lớn khiến đồng ruble mất giá nhanh và tình hình trở nên bất ổn.

Do giá dầu giảm đáng kể, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái vào năm sau với tỷ lệ tăng trưởng GDP gần bằng 0 hoặc thậm chí âm, dao động trong khoảng -2% và -4% trong khi những dự báo chính thức là tăng trưởng 1,2%. Ngân sách liên bang - vốn được xây dựng dựa trên giá dầu là 100 USD/thùng - sẽ bị thâm hụt mặc dù Nga sẽ được nhận nhiều khoản trả định kỳ và áp dụng các loại thuế mới nhằm ứng phó với các khó khăn.

Bởi ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt quốc tế, lạm phát không ngừng gia tăng. Chỉ số này tăng 8,3% trong tháng 10/2014. Trong khi các dự báo chính thức chỉ đưa ra mức tăng giá 7,5% vào năm 2015, thì các nhà kinh tế lại dự báo sự trượt giá 10%, thậm chí 12%. Nhà xã hội học Alexei Rochine bình luận trên tài khoản Facebook của mình: “Thời điểm hoảng loạn có thể chưa diễn ra, nhưng nó nhất định sẽ đến”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật