Nợ công - một cách nhìn khác

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trao đổi với PV , chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, lo ngại về mức tăng nợ công đã cao và với mức tăng quá nhanh là điều hoàn toàn đúng nhưng một câu hỏi lại gần như chưa hề được đặt ra, ở chiều ngược lại:
Nợ công - một cách nhìn khác
Ảnh minh họa

Nếu như không tăng nợ công, Việt Nam có thể trông vào nguồn lực nào để tái cấu trúc nền kinh tế?

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng khẳng định: Nếu không lo ngại, nợ công có thể sẽ còn tăng nhanh hơn và ngưỡng 64% GDP có thể sẽ chạm ngay ở năm 2015 chứ không phải đợi tới 2020. Song vấn đề là không nên đặt tương quan nợ công Việt Nam với các quốc gia phát triển khác như Mỹ hay Nhật, để lo ngại…

- Như ông nói thì tại sao không nên so sánh nợ công của Việt Nam với Mỹ, với Nhật Bản. Ở các quốc gia này, đồng hồ đếm nợ công luôn được người dân quan tâm và đồng hồ đếm nợ công ngược của Việt Nam cũng đã đến lúc rất cần được người dân quan tâm, vì nợ công càng cao thì gánh nặng trả nợ của thế hệ tương lai càng lớn?

Sở dĩ tôi cho không nên so sánh như vậy, vì có một số đặc thù sau. Thứ nhất, Mỹ và Nhật Bản là các quốc gia phát triển. Họ đã hoàn thiện nền tảng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh tế thượng tầng phát triển. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển và chỉ mới đang trong giai đoạn phấn đấu xây dựng để tiến tới hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Không đầu tư, không vay nợ, bao giờ mới có thể hoàn thiện cơ sở hạ tầng để kíc‌h thí‌ch nền kinh tế đi vào một giai đoạn mới? Thứ hai, ở Mỹ và Nhật, tài sản quốc gia nằm ở sở hữu tư nhân. Còn Việt Nam, nên lưu ý 60% GDP quốc gia vẫn do doanh nghiệp quốc doanh, nhà nước nắm giữ và đóng góp. Khối tư nhân mới chỉ đóng góp 40%. Nói cách khác phần lớn tài sản quốc gia nằm trong tay Nhà nước. Nợ công ở nước khác có thể khiến Chính phủ đau đầu, có thể khiến một Hy Lạp phá sản, nhưng ở Việt Nam thì tài sản để cân đối nguồn nợ không phải không có. Chính vì như thế nên chúng ta mới có thể dễ dàng phát hành trái phiếu tế, vay nợ quốc tế. Ta không có gì thì sẽ chẳng ai dám cho vay.

- Nóinhư ông là nên khuyến khích nợ công tăng hơn nữa?

Không hẳn là như vậy! Quan điểm của tôi là nếu ví một quốc gia cũng như một doanh nghiệp, muốn phát triển đều cần có nguồn lực. Giai đoạn vay mượn nợ để tăng trưởng nóng ban đầu của chúng ta đã đi qua. Chúng ta hiện đã có tích lũy và có cái nhìn bình tĩnh hơn với tăng trưởng. Nhưng để có bước tăng trưởng tiếp theo bền vững, lại không thể chỉ trông vào nguồn tích lũy như nguồn lực duy nhất. Doanh nghiệp cũng vậy, muốn phát triển mạnh thì phải nhờ đến tín dụng, đến huy động vốn chứng khoán, đến phát hành trái phiếu trên thị trường. Quan trọng là anh có tài sản cân đối để được vay. Quan trọng hơn là anh tính vay để làm gì. Làm sao để kiểm soát nguồn vay hiệu quả.

- Vậy theo ông, nếu không tăng nợ công, Việt Nam sẽ khó lấy lại tăng trưởng? Và đã như vậy, tỷ lệ vay nợ công nhìn từ quan điểm của ông, có thể “nới” tới mức nào?

Thực sự theo tôi, nếu không tăng nợ công, mượn nguồn lực bên ngoài, e là kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng, DN nhà nước và nợ công tới 2015 theo lộ trình đều khó có thể hoàn thành chất lượng. Nếu đã như vậy, cần đặt vấn đề là một khi chúng ta vay thêm, vậy chúng ta đã có bài học thì cần có kỉ luật kiểm soát chất lượng nguồn lực vay vào nền kinh tế. Nếu kiểm soát được, chúng ta có thể vay nợ công tới 100% GDP mà cũng không phải là quá cần lo lắng. Nhưng nếu không kiểm soát được, thì chỉ vay nợ 50% GDP, cũng đã là mối nguy của cả quốc gia!

- Ông có thể cho một ví dụ về kiểm soát chất lượng nợ công?

Chúng ta cần có những nguyên tắc chung, trong đó có một nguyên tắt cốt lõi mà Chính phủ từng nhận định, đó là dứt khoát từ bỏ cách đầu tư phân bổ dàn trải mà phải tập trung có trọng điểm ưu tiên cho những dự án có hiệu quả nguồn thu trả nợ và có giá trị lan tỏa (hiệu ứng phát triển vùng, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo việc lạm chất lượng cao…). Ngoài ra rất cần nhìn lại những dự án đầu tư lớn nhưng không đạt hiệu quả trả nợ trong giai đoạn qua để đút kết kinh nghiệm thực tiễn và xây dựng các nguyên tắc kiểm soát hiệu quả cho giai đoạn mới. Khi làm tốt những điều này thì chúng ta không sợ “quốc tế cho mượn tiền” để phát triển kinh tế giai đoạn mới.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật