Nông dân xây cầu “siêu tốc”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người có ý tưởng sáng tạo cây cầu nông thôn “siêu tốc” ấy là anh Lê Văn Cư (thường gọi Ba Đạt), nông dân ấp Ninh Phước (xã Lương An Trà huyện Tri Tôn)…
Nông dân xây cầu “siêu tốc”
Ảnh minh họa

“Anh thấy bên Trung Quốc người ta làm cây cầu nông thôn trong vòng 2 - 3 ngày, báo mạng đã khen như kỳ tích. Với anh, chỉ cần… 2 giờ là ráp xong cây cầu. Nếu vật tư, nhân lực chuẩn bị đầy đủ, có sẵn nguồn điện và cây cầu không quá dài, chỉ cần… 1 giờ thi công là có thể thông xe. Anh nghĩ mình cũng nên giới thiệu sự sáng tạo của dân lên báo để quảng bá tài trí của người Việt Nam – Ba Đạt nói.

Tập kết “đồ nghề” lên điểm thi công.

Để chứng minh lời nói của mình, Ba Đạt dẫn tôi đi xem tận mắt đội thi công của anh đang ráp cây cầu sắt bắc qua tuyến kênh trục 2, thuộc ấp Láng Cơm (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, Kiên Giang). 9 giờ sáng, đội thi công đang vận chuyển vật tư vào điểm tập kết. Với sự hỗ trợ của hơn 40 người dân địa phương, chỉ trong nháy mắt, chiếc cầu gỗ bạch đàn cũ trên tuyến kênh trục 2 bị đánh sập xuống. Mỗi người mỗi việc, họ chia nhau vác gỗ, mang máy phát điện chạy dầu, que hàn, khoan, ốc vít… lên vị trí thi công.

Ráp nối 2 nhịp giữa dòng kênh.

Với sự trợ lực của Kobe, 2 phần khung của thân cầu được ghép lại, đặt ngay ngắn lên mâm đúc xi măng phía 2 bên bờ kênh (được xây dựng trước). Ráp nối xong sườn cầu, mọi người lại vác đà gỗ bắt dọc theo khung sắt. Người khác thì lo cắt ván, sơn lại vị trí mối hàn. Đà gỗ nối tới đâu, ván lót được đóng theo tới đó. Chứa đến 13 giờ trưa, cây cầu đã hoàn tất.

Lót đà cầu.

“Xui cho đội thi công là vùng này chưa có điện, nên phải chạy máy phát điện bằng dầu. Nguồn điện yếu quá, không thể sử dụng cho nhiều máy khoan, nên tốc độ thi công bị chậm. Hôm qua, Lương An Trà lại cúp điện, nên không thể khoan trước các thanh sắt, ảnh hưởng thời gian lót mặt cầu. Do vậy thời gian thi công mất đến…. 4 giờ. Nếu có điện, chỉ cần chưa tới 2 giờ là xong” – Ba Đạt tỏ ý chưa vừa lòng.

Kết cấu vững chắc.

Dù cầu có khung sắt tiền chế, nhưng loại cầu do Ba Đạt thiết kế có nhiều ưu điểm hơn các loại cầu nông thôn cùng loại. So với cầu bê tông kiên cố, chất lượng cầu sắt này dĩ nhiên không bằng, nhưng chi phí xây dựng cầu sắt chỉ chưa bằng 10% cầu bê tông. So với các loại cầu sắt trước đây, chi phí xây cầu của Ba Đạt bằng 1/3 nhưng tuổi thọ không thua kém. Còn so với cầu treo dây văng, chi phí xây dựng cầu khung sắt vẫn thấp hơn, nhưng tuổi thọ cao hơn. Hiện nay, có một số mô hình bắt chước cầu khung sắt của Ba Đạt, song do thiếu kỹ thuật về liên kết, đấu nối và sử dụng sắt nên buộc phải dùng thêm 4 trụ cầu 2 bên, chi phí lại đội lên thêm.

Cầu do Ba Đạt thiết kế có chi phí thấp.

Trước đây, do nhu cầu đi lại, bà con hùn nhau bắc cầu gỗ bạch đàn trên tuyến kênh trục 2. Cầu mới đưa vào vài năm nhưng phải sửa chữa đến 4 lần. Bây giờ, nếu mua cây bạch đàn về bắc cầu mới cũng tốn ít nhất 20 triệu đồng, sử dụng khoảng 2 năm là hư. Còn cầu sắt của Ba Đạt thiết kế vững chãi, xài khoảng 10 – 15 năm, nếu bảo dưỡng tốt có thể xài đến 20 năm mới phải thay cầu mới mà chi phí xây dựng có 30 triệu đồng. Tính ra có lợi hơn rất nhiều. Không những thế, cầu xây không cần cắm trụ dưới kênh, độ thông thuyền 4,5m, ghe lúa và ghe chở hàng hóa ra vào vô tư, không sợ bị vướng trụ cầu như lúc trước” – ông Bùi Văn Sắt, Trưởng ban ấp Láng Cơm, tỏ vẻ vui mừng.

Cầu hoàn thành, ghe xuồng qua lại thuận lợi.

Ba Đạt cho biết, với loại cầu dài đến 40m, anh vẫn có thể ráp không cần xốc trụ cầu. Với loại cầu dài hơn, anh sẽ đổ trụ trên bờ, dùng dây văng hỗ trợ để cầu không bị rung lắc, có thể thiết kế cầu dài cả trăm mét với giá rẻ. “Tôi thấy ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, có nhiều vụ tai nạn chết người do sập cầu treo. Muốn xây cầu đủ tiêu chuẩn, Chính phủ phải bỏ nhiều tiền thuê nhà thầu. Tôi nghiên cứu rồi, mô hình cầu khung sắt này hoàn toàn có thể mang ra Bắc ở những vùng ấy, chi phí rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo cho nhu cầu đồng bào đi bộ và xe hai bánh” – anh Đạt ấp ủ ý tưởng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật