Israel phóng đại sức mạnh Vòm Sắt?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Miền Nam Israel vừa trúng rocket phóng từ Dải Gaza bất chấp quốc gia này luôn ca ngợi khả năng đánh chặn của hệ thống Vòm Sắt.
Israel phóng đại sức mạnh Vòm Sắt?
Một quả rocket bắn vào lãnh thổ Israel từ Dải Gaza

Ngày 31/10, một quả rocket bắn từ Dải Gaza đã rơi xuống thị trấn Eshkol ở miền Nam Israel. Hiện chưa có phái vũ trang nào tại Gaza thừa nhận tiến hành vụ phóng.

Thông tin trên được người phát ngôn quân đội Israel Peter Lerner đưa ra trên trang mạng cá nhân. Đây là vụ tấn công thứ hai từ Dải Gaza vào Israel kể từ khi Nhà nước Do Thái đạt được thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng Tám với phong trào Hồi giáo Hamas, lực lượng đang kiểm soát Dải Gaza.

Dù chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại sau bị trúng rocket, tuy nhiên, điều này đặt ra dấu hỏi về hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm Sắt cả Israel, một trong những lá chắn tên lửa được ca ngợi là hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Theo tạp chí The Diplomat, sự lợi hại của Vòm Sắt nằm ở chỗ ngoài tên lửa, lá chắn này còn có khả năng đánh chặn chính xác các rocket tầm gần bay thấp và rất nhanh, vốn là thách thức cho các hệ thống phòng thủ khác. Ngoài ra, hệ thống radar tối tân cho phép xác định nhanh điểm đến của tên lửa hoặc rocket tấn công. Nhờ đó, Vòm Sắt có thể điều hướng những tên lửa đến khu vực đồng không hoặc những địa điểm không quan trọng. Khi đã xác định được mục tiêu cụ thể, tỷ lệ đánh chặn thành công của Vòm Sắt cao đến 90%. Trong cuộc xung đột hiện nay tại Dải Gaza, tỷ lệ này tương ứng là 86%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự quốc tế, tồn tại lớn nhất của Vòm Sắt là hệ thống không thế phản ứng với các cuộc tấn công trong phạm vi cực ngắn. Phạm vi hoạt động tối thiểu chưa được nhà sản xuất công bố nhưng theo các chuyên gia, Vòm Sắt không thể bắn hạ các quả đạn rocket trong phạm vi nhỏ hơn 5 km.

Đó là lý do tại sao, những khu vực dân cư sát với Dải Gaza, vốn là đối tượng bảo vệ hàng đầu của hệ thống vẫn phải sử dụng rất nhiều các biện pháp phòng ngự bị động như xây dựng các hầm chứa bom.

Điều này là hoàn toàn có thể giải thích, Vòm Sắt được thiết kế để chống lại các mục tiêu có vận tốc không quá lớn nên nếu như mục tiêu xuất phát từ cự ly gần thì bộ xử lý của hệ thống không đủ thời gian để phản ứng.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng, nếu rocket được phóng theo kiểu phóng thẳng ở khoảng cách từ 16-18km thì hệ thống cũng không thể phản ứng, vì khi đó tốc độ của quả đạn cao gấp 4 lần tốc độ đi theo đường bay xiên, tức thời gian để phản ứng cũng là rất nhỏ.

Vấn đề cuối cùng cũng là vấn đề mà mọi hệ thống đều gặp phải đó là điểm bão hòa. Tức ngưỡng phản ứng trước số lượng các mối đe dọa của hệ thống phòng không là có giới hạn. Nếu phải đối mặt với quá nhiều cuộc tấn công rocket và đạn cối cùng một lúc từ đối phương, các hệ thống Vòm Sắt sẽ sụp đổ. Đó là một trong các lý do tại sao Israel lên kế hoạch thiết lập thêm nhiều hệ thống này.

Yiftah Shapir - nhà phân tích cao cấp của viện nghiên cứu chiến lược INSS cho rằng, với số lượng các đại đội Vòm Sắt hiện tại là không thể đủ để bảo vệ toàn bộ Israel. Thực sự các đối tượng được lựa chọn ưu tiên là các cơ sở quan trọng của nhà nước, và trong một số trường hợp bắt buộc phải lựa chọn thì một bộ phận người dân sẽ không ở trong ô bảo vệ của Vòm Sắt. Đây là điều rất khó để thừa nhận như hoàn toàn là sự thật và nếu muốn có một sự đảm bảo cho toàn bộ lãnh thổ Israel, cần không dưới 20 đại đội Vòm Sắt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật