Thời điểm ‘một mất một còn’ trong quan hệ Trung-Nhật-Hàn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có mặt tại Bắc Kinh vào đầu tháng 11 tới để dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Thời điểm ‘một mất một còn’ trong quan hệ Trung-Nhật-Hàn
Ảnh minh họa

Người ta có lý do để hy vọng về những nỗ lực thực chất nhằm làm giảm căng thẳng trong khu vực.

Hy vọng này dựa trên việc cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đều đang cần một giai đoạn "ngoại giao yên tĩnh" do những thách thức, khó khăn ở trong nước mà họ phải đối mặt.

Ông Tập Cận Bình dường như đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất ở trong nước: Nỗ lực thiết kế một tiến trình chuyển tiếp tương đối suôn sẻ từ một cơ cấu kinh tế dựa trên chế tạo và xuất khẩu sang một cấu trúc kinh tế mà trong đó tiêu dùng trong nước và dịch vụ là những động cơ chính của tăng trưởng. Sự chuyển đổi cơ cấu không chỉ khiến cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, mà còn bộc lộ những thiếu sót lớn trong hệ thống tài chính của nước này.

Tiến trình thay đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc đang diễn ra đồng thời với sự thanh trừng chính trị sâu sắc nhất tại nước này kể từ sau thời cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, với việc ông Tập Cận Bình đang nhằm vào những quan chức tham nhũng ở cả cấp cao lẫn cấp thấp.

Hiện nay, mũi nhọn dường như đang tập trung vào giới sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Quốc và các quan chức có liên quan đến cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, người đang chờ bị tuyên án. Quả thực, hiện nay dường như là giai đoạn cao trào nhất trong chiến dịch thanh trừng của ông Tập Cận Bình, với việc bắt giữ ông Dương Kim Sơn - Ủy viên Trung ương, Phó Tư lệnh quân khu Thành Đô - mới đây.

Còn đối với Thủ tướng Nhật Bản Abe, những khó khăn trong nước - bắt nguồn từ hai thập kỷ đình đốn kinh tế - cũng trở nên rõ ràng. Mặc dù chiến lược kinh tế "Abenomics" của ông Abe dường như đã chấm dứt được tình trạng giảm phát, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thấy mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, sau một loạt vụ bê bối khiến ông Abe mất một số bộ trưởng mới được bổ nhiệm, nhiều người quan ngại rằng ông Abe có thể không còn muốn theo đuổi những cải cách cơ cấu tự do hóa - mũi tên thứ ba của "Abenomics" mà một sự phục hồi kinh tế bền vững đòi hỏi.

Có lẽ tình hình nội bộ Hàn Quốc là ít đáng lo ngại hơn so với hai nước láng giềng, với việc kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 3,2% trong quý II-2014, chỉ thấp hơn chút ít so với các dự báo thị trường. Tuy nhiên, năm 2014 sẽ là một năm đáng nhớ đối với bà Park Geun-hye và đất nước Hàn Quốc, với thảm họa chìm phà Sewol hồi tháng 4 làm khoảng 300 người thiệt mạng, trong đó đa số là các em học sinh phổ thông. Việc bà Park Geun-hye cần phải có phản ứng hữu hiệu với chiến dịch "ve vãn ngoại giao mới" của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể, bà Park Geun-hye vẫn nghi ngờ các động cơ của ông Kim Jong-un, nhưng sự xuất hiện chính thức bất ngờ của nhân vật số hai của Triều Tiên tại Đại hội Thể thao châu Á hồi đầu tháng này đã tạo ra sự phấn khích rằng có thể ông Kim Jong-un thực sự mong muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Khi phải đối mặt với những khó khăn trong nước, cả ba nhà lãnh đạo trên đang cần giảm bớt những căng thẳng đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa ba nước trong 3 năm qua. Hiện có những dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều hiểu rằng Hội nghị cấp cao APEC sắp tới là thời điểm "một mất một còn" đối với các mối quan hệ của họ. Sự hội tụ hiếm hoi của tư lợi và lợi ích quốc gia tại cả ba quốc gia này có thể tạo ra một cơ hội cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, cá nhà phân tích cho rằng vấn đề hiện nay là liệu ba nhà lãnh đạo Đông Bắc Á này có thể vượt qua những quan điểm cũ và có thái độ nghiêm túc đối với hoạt động ngoại giao khu vực hay không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật