Tham vọng của Trung Quốc đã biến ĐNÁ thành thùng thuốc súng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á được bắt đầu vào những năm 1980 với chi tiêu quốc phòng chiếm 11% trên tổng số toàn cầu.
Tham vọng của Trung Quốc đã biến ĐNÁ thành thùng thuốc súng
Sự trỗi dậy của TQ bị xem là đáng ngại

Con số này  nhanh chóng tăng lên 20% vào năm 1995 trong khi chi tiêu toàn khu vực Đông Á hiện chiếm 24% trên toàn cầu”.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thế lực thống trị mới trong khu vực và trên thế giới không chỉ là thách thức đối với Mỹ và Đông Á, mà còn cho cả Nga. Các vấn đề bất ổn chính trị, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia với Trung Quốc, cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc có thể trở thành những mối đe dọa mới cho Moscow.

“Trong bối cảnh các cuộc xung đột khu vực đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, các nước Châu Á – Thái Bình Dương đang tìm cách mở rộng quy mô cũng như hiện đại hóa quân đội của chính mình”, Bà Anna Kireeva thuộc viện quan hệ quốc tế Moscow cho biết.

“Hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á được bắt đầu vào những năm 1980 song song với sự gia tăng chi tiêu quốc phòng, từ 11% trên tổng số toàn cầu vào những năm 1980 nhanh chóng tăng lên 20% vào năm 1995. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng khu vực Đông Á hiện chiếm 24% trên toàn cầu”, bà cảnh báo.

Theo viện Ngiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ năm 1980 đến năm 2012, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 750%, từ 18 tỉ USD đến 157 tỉ USD. Trong năm 2013, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đạt kỷ lục khi chi tới 188 tỉ USD.

“Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng đã tạo điều kiện cho Nga đa dạng hóa các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Và việc các nước này gia tăng chi phí quốc phòng thể hiện sự cẩn trọng trong mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia láng giềng”, bà Kireeva nói.

Trong khi đó, ông Pert Topychkanov thuộc Trung tâm nghiên cứu Moscow lại cảnh báo về mối nguy của vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng sự phát triển của các chương trình hạt nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là đại diện cho hai mối đe dọa cơ bản đó là sự mở rộng vũ khí hạt nhân giữa các nước và nguy cơ chiếm hữu vũ khí của các tổ chức khủ‌ng b‌ố.

“Nếu sự phân chia thế giới tiếp tục phát triển, Nga, Mỹ và Trung Quốc sẽ không đủ khả năng phòng thủ trước số lượng lớn đầu đạn tên lửa với công nghệ hiện đại, trong trường hợp đó, nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực sẽ leo thang và dẫn đến chiến tranh”, ông Topychkanov đề cập đến những thách thức của việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) trong khu vực.

Ông kết luận, cuộc chạy đua vũ trang của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tạo nên một mối nguy cho an ninh không chỉ riêng khu vực này, mà bao gồm cả Nga, Mỹ và toàn thế giới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật