Cuộc chiến chống dịch Ebola phải chuyển từ phòng ngự sang phản công

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là khẳng định của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power đưa ra ngày 30/10 trong chuyến thăm đến Tây Phi lần này.
Cuộc chiến chống dịch Ebola phải chuyển từ phòng ngự sang phản công
Cuộc chiến chống Ebola còn lắm gian nan (ảnh: Mask online)

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power cho rằng, một trong những điều quan trọng nhất hiện nay là cần phải loại bỏ sự kỳ thị đối với những nước bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola. Theo bà, sự sợ hãi trước loại virus này chỉ cản trở những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó, bà Power cũng cho rằng, thế giới cần một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống virus Ebola, cụ thể là không chỉ điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm mà phải ngăn chặn các trường hợp nhiễm mới ở những nước đang bị ảnh hưởng và các nước láng giềng, cũng như trên toàn thế giới.

Trong một bước tiến chuyển từ “phòng ngự” sang “phản công” đối với virus Ebola, các nước châu Mỹ đang chuẩn bị ứng phó cho tình huống xấu nhất để khi phát hiện bệnh nhân nhiễm Ebola có thể nhanh chóng cách li và khoanh vùng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tại hội nghị kéo dài 2 ngày qua ở Thủ đôLa Havana của Cuba, Liên minh Boliva vì Nhân dân châu Mỹ (ALBA) đã thảo luận về một chiến lược cho toàn khu vực nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Ebola lây lan trong bối cảnh virus đã xuất hiện tại Mỹ.

Thứ trưởng Y tế Cuba Jose Angel Portal Miranda cho biết, các nước đã có cơ hội chia sẻ những thành tựu và thách thức của mỗi nước, học hỏi kinh nghiệm của những nước khác trong việc lập kế hoạch và chiến lược đối phó với virus Ebola, thảo luận những vấn đề quan trọng như chẩn đoán và chữa bệnh, tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng quốc tế, thận trọng trước khả năng bùng phát dịch, đảm bảo an toàn sinh học, tập huấn cho đội ngũ y tế và tuyên truyền về dịch bệnh cho cộng đồng cũng như các vấn đề khác.

Hội nghị cũng đánh dấu việc Mỹ với Cuba và các nước Mỹ Latinh –Caribbean khác gạt đi những bất đồng lịch sử để chung tay đối phó với dịch bệnh chết người này. Tham dự hội nghị, Giám đốc khu vực Trung Mỹ của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) Nelson Arboleda cho biết: “Đây là một trải nghiệm rất bổ ích về mặt chuyên môn, qua đó chúng tôi đã học hỏi được tất cả những kế hoạch ứng phó khác nhau của những nước trong khu vực, từ đó giúp khối châu Mỹ vạch ra được những lĩnh vực cần thiết phải chuẩn bị để ứng phó với Ebola”.

Dựa trên một trong số những thỏa thuận của hội nghị này, Cuba đang chuẩn bị huấn luyện các y bác sỹ từ nhiều nước châu Mỹ về cách điều trị Ebola. Hiện Cuba đã huấn luyện cho 461 bác sỹ và y tá để điều trị cho các bệnh nhân Ebola, trong đó có một nửa đã lên đường thực hiện sứ mệnh nhân đạo kéo dài 6 tháng ở Sierra Leone, Guinea và Liberia.

Trong khi đó, tàu hỗ trợ Argus của Anh vừa cập cảng ở Thủ đô Freetown của Sierra Leone mang theo 32 phương tiện và các thiết bị y tế khác để thành lập các trung tâm chữa trị Ebola trên khắp nước này. Những máy bay trực thăng trên chuyến tàu này có thể giúp nhân viên y tế đến những vùng xa xôi hẻo lánh nhất.

Quan chức Anh cho biết, tàu Argus sẽ ở lại Sierra Leone chừng nào nước này vẫn còn cần hỗ trợ về y tế để dập tắt dịch Ebola. Giám đốc Trung tâm ứng phó Ebola quốc gia của Sierra Leone, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Palo Conteh tin rằng sự có mặt của tàu Argus ở đây sẽ thay đổi toàn bộ cục diện cuộc chiến chống Ebola ở Xiêra Lêôn.

Ông Conteh cho biết, hiện Sierra Leone có thể xét nghiệm từ 250 đến 260 mẫu máu một ngày, nhưng nhờ có sự hỗ trợ từ tàu Argus và việc mở cửa trung tâm chữa trị Ebola ở thị trấn Kerry tuần tới, nước này có thể nhân đôi số lượng mẫu máu được xét nghiệm và thêm 100 giường điều trị. Theo ông Conteh, điều này có nghĩa là dịch Ebola ở Sierra Leone sẽ sớm được dập tắt.

Ngoài những hỗ trợ y tế, để giảm nhẹ nguy cơ virus Ebola lây lan, Chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc ngày 30/10 cho biết, tổ chức này đang tăng cường hoạt động phân phát lương thực - thực phẩm đến từng hộ gia đình ở vùng xa xôi hẻo lánh của Liberia và Sierra Leone nhằm hạn chế nhu cầu đi lại của người dân ở đây.

Phát biểu trong chuyến thăm thành phố Gbarnga, thuộc hạt Bong ở Bắc Liberia, Giám đốc khu vực Tây Phi của Chương trình lương thực Liên Hợp Quốc Denise Brown cho biết: “Đây là một trong những khu vực ở Bắc Liberia có tỷ lệ lây nhiễm Ebola cao. Do đó, chúng tôi đang hợp tác với chính phủ để việc phân phát lương thực phù hợp với những ứng phó về mặt y tế. Ở những khu vực này, chúng tôi và chính phủ khuyến nghị người dân ở nhà để tránh dịch bệnh lây lan rộng hơn. Nỗ lực phân phát lương thực đến từng hộ gia đình cũng là để họ không phải đi chợ hay ra đồng làm việc nhưng vẫn có cái ăn trong giai đoạn này. Chiến dịch này sẽ hỗ trợ những nỗ lực về y tế để kiểm soát dịch bệnh”.

Liberia cũng vừa mở cửa một đơn vị điều trị Ebola ở Thủ đô Monrovia với 44 giường bệnh do Đức tài trợ. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 29/10 cho rằng, sự lây lan của virus Ebola ở Liberia, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh này sẽ bắt đầu giảm trong thời gian tới dù cuộc chiến với tử thần ở đây vẫn rất cam go

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5912
  1. Italy bước đầu phát triển thành công vắcxin kháng virus Ebola
  2. Liberia dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp do Ebola
  3. Thuốc chống Ebola sắp được thử nghiệm lâm sàng tại Tây Phi
  4. Liên Hợp Quốc lạc quan về những tiến triển trong chống dịch Ebola
  5. Liberia dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Ebola
  6. Vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch Ebola
  7. Hàng ngàn y tá Mỹ đình công vì Ebola
  8. Mali: Một nam y tá tử vong do nhiễm Ebola
  9. Bác sĩ nhiễm Ebola ở New York đã được chữa khỏi
  10. Cứ 3 người nhiễm virus Ebola thì 1 người chết
  11. IAEA cấp thiết bị chẩn đoán nhanh Ebola cho Sierra Leone
  12. Cuộc chiến khốc liệt chống Ebola ở tâm dịch Liberia
  13. Thế giới có thể thua trong cuộc chiến chống Ebola
  14. Đại diện LHQ: “Có thể ngăn chặn bùng phát Ebola trước năm 2015”
  15. Nhật Bản phát hiện 2 trường hợp nghi nhiễm Ebola
  16. Thụy Sỹ phê chuẩn thử nghiệm lần 2 đối với vaccine phòng chống Ebola
  17. WHO: Có thể còn 5.000 bệnh nhân Ebola chết chưa được thống kê
  18. Y tá nhiễm Ebola thoát chết muốn truyền máu cứu người
  19. Các nước tiếp tục hỗ trợ Tây Phi đối phó với đại dịch Ebola
  20. Mỹ có thể chi thêm hơn 6 tỷ USD khẩn cấp chống Ebola
  21. Mali không có ca mắc Ebola mới, nhiều khả năng đã hết dịch
  22. Ngân hàng Thế giới hối thúc châu Á hỗ trợ chống dịch Ebola
Video và Bài nổi bật