Cơ hội kinh doanh 2015 - 2016: “Phải làm cho mình mạnh lên để vươn ra thế giới”

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trao đổi với pv, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, cơ hội mang lại cho các doanh nghiệp khi tham gia các hiệp định thương mại sắp ký là rất lớn.
Cơ hội kinh doanh 2015 - 2016: “Phải làm cho mình mạnh lên để vươn ra thế giới”
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Muốn tận dụng tối đa các cơ hội, doanh nghiệp cần củng cố lại chiến lược, có trách nhiệm hơn với xã hội.

Việt Nam hiện đang tham gia đàm phán ở 7 hiệp định thương mại tự do FTA, nổi bật là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan và Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU).

Chia sẻ về cơ hội cũng như thách thức và những gì doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị khi tham gia các “sân chơi” lớn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI nói:

- "Khi mở cửa thị trường, chúng ta có điều kiện để đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường lớn nhất thế giới với thuế quan bị rỡ bỏ.

Thứ hai, hội nhập càng sâu thì áp lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ ngày càng cao.

Đây chính là những cơ hội cũng như yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng cũng mang lại nhiều thách thức cho chúng ta.

Khi xâm nhập các thị trường, việc thuế quan giảm sẽ kèm theo rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ sở hữu trí tuệ ngặt nghèo, các cam kết quốc tế về môi trường kinh doanh. Muốn tận dụng cơ hội, doanh nghiệp phải vươn tới tiêu chuẩn của thế giới, đó là thách thức rất lớn.

Theo Chủ tịch VCCI, có tận dụng được các cơ hội hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực trong đàm phán của Chính phủ. Làm sao đàm phán được lộ trình để thực hiện cam kết quốc tế phù hợp với sự vươn lên của nền kinh tế Việt Nam.

Đề ra quy định xuất xứ rất ngặt nghèo, như khi xuất khẩu vào các nước trong TPP cần phải xuất xứ hàng hóa, nguyên phụ liệu sản xuất trong các nước TPP. Các doanh nghiệp rất khó khăn để đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, các nhà đám phán phải đưa ra lộ trình làm sao phù hợp hơn với nền kinh tế.

Thêm vào đó, Chính phủ phải tạo điều kiện tốt nhất, cao nhất cho doanh nghiệp thỏa sức tung hoành, để doanh nghiệp mạnh lên mới tận dụng được cơ hội hội nhập.

Về phía doanh nghiệp, bản thân họ cũng phải hoàn thiện củng cố nền tảng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro. Rồi phải xây dựng chiến lược, nguồn nhân lực tốt, làm ăn bài bản hơn. Phải làm cho mình mạnh lên để vươn ra thế giới.

Đã qua rồi thời kinh tế bong bóng, hết thời của làm ăn ngắn hạn chụp giật, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy và cách làm ăn. Tiến tới chiến lược làm lâu dài, có trách nhiệm xã hội".

BizLIVE cũng ghi nhận một số ý kiến của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau xung quanh câu chuyện hội nhập và “kinh doanh khi thế cờ thay đổi”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật