Chuyện những người ham mê đồ cổ đất Hà Thành (Kỳ 1)

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới bập vào nghề chơi đồng hồ cổ khoảng 10 năm nhưng ông Trịnh Ngọc Sơn (ngụ ngõ 203 Kim Ngưu, Hà Nội) đã sở hữu những chiếc đồng hồ mà nhiều người chơi khác phải mơ ước.
Chuyện những người ham mê đồ cổ đất Hà Thành (Kỳ 1)
Chuyện những người ham mê đồ cổ đất Hà Thành (Ảnh minh hoạ)

Kỳ 1:Người đnà ông bị "bỏ bùa" bởi tiếng chuông đồng hồ cổ

Tình cờ lạc vào thế giới đồng hồ cổ

Ông Sơn trẻ trung, phong độ hơn hẳn cái tuổi 61 của mình. Ông cho biết mới chơi đồng hồ cổ khoảng 10 năm thôi, cũng vô tình chơi mà thành đam mê khó cưỡng. “Rơi vào con đường nghiện ngập rồi là mất thời gian, công sức lắm” – ông cười tươi chia sẻ. Một điều dễ nhận thấy trong bộ sưu tập của ông là cái đồng hồ cũng có bộ phận máy to y như một chiếc động cơ xe máy hoặc một cái tủ điện, rất phức tạp.

Rồi ông kể câu chuyện cách đây cả 50 năm… Thời kỳ ấy nhà ông khổ lắm. Một lần tình cờ, bố ông tâm sự bị mê hoặc bởi chiếc đồng hồ nhôm, rất muốn được sở hữu nó. Không hiểu có cảm nhận được sự tha thiết của bố với chiếc đồng hồ không mà cậu bé Sơn hồn nhiên nói chuyện với mẹ và bảo rằng: “Mẹ phải góp tiền mua cho bố chiếc đồng hồ ấy”. Sau gần một năm chạy vạy, gom góp, mẹ mới đủ tiền  mua cho bố chiếc đồng hồ. Ngày đấy, chiếc đồng hồ có giá trị hơn nửa cái nhà. Cậu bé Sơn không thể hiểu được tại sao bố lại mê đồng hồ thế, dám bỏ cả một số tiền lớn để có thể sở hữu chiếc đồng hồ bé con con. Câu chuyện này khiến Sơn bị ám ảnh nhưng Sơn chưa bao giờ nghĩ đến việc mình cũng có thú vui và đam mê với những chiếc đồng hồ.

Cho đến khi xây nhà, ông mới nghĩ đến chuyện tìm mua đồng hồ về treo. Tha thẩn ở vài gian hàng bán đồng hồ cổ, ông như bị lạc vào thế giới với đủ loại âm thanh của những tiếng chuông phát ra những chiếc đồng hồ. Tìm cho mình được hai cái về nhà treo, nghe đi nghe lại những tiếng chuông đơn giản mà như ma mị kia, ông bị “bỏ bùa” lúc nào không hay. Thế là ngày ngày, cứ rỗi rãi ông lại đến những cửa hàng ấy để nghe, để tìm hiểu và bị… bập vào thú chơi sưu tầm đồng hồ cổ. Ông kể, mỗi lần nhờ người dẫn đi những địa chỉ mới là mất phí (500.000 đồng/lần), nếu mua được chiếc đồng hồ quý giá nào đấy ông lại mất thêm phí hoa hồng.

Trong nghiệp chơi đồng cổ, phải có duyên may mới có thể chơi và gặp những chiếc đồng hồ có giá trị. Bởi nghề chơi nào cũng lắm công phu, phiêu lưu lắm, mạo hiểm nhiều, còn mất ăn. Mất ngủ với những chiếc đồng hồ nhỡ đã mê, đã thích. Rồi cái công vác ghế leo lên từng tầng nhà, trèo lên ghế để lên dây cót cho lũ lượt đồng hồ treo khắp 5 tầng nhà nữa, “nhiều khi chăm chút nó như con mọn” – ông Sơn tâm sự

Những chiếc đồng hồ độc nhất vô nhị…

Ông cho biết, chiếc đồng hồ mà ông quý nhất (và hiện đang được giấu, chỉ người thân thiết mới được lên xem) là chiếc đồng hồ có tuổi đời từ năm 1783, được đúc theo lối đồng hai da (2 mắt ốp vào nhau, là kỹ thuật cao nhất trong chế tác đồng hồ). Trên mặt đồng hồ, những con số La Mã chỉ giờ được làm bằng men ngọc. Chúng tôi ngạc nhiên, tại sao đồ quý thế ông lại không trưng bày? Ông thành thật trả lời: “Trưng bày rồi có người hỏi mua, nguyên chuyện từ chối cũng mệt lắm. Hoặc nhỡ đâu mình thích chiếc đồng hồ của ai đấy, họ đòi đổi lấy chiếc đồng hồ có giá ấy thì tính sao?”.

Đồng hồ cổ nhập khẩu từ Châu Âu

Một người khách Tay Ban Nha (làm thuê cho một công ty Việt Nam) được một tài xế taxi đưa đến đòi mua ngay nhưng ông Sơn không bán. Người khách này thi thoảng lại gọi điện xin được đến nhà ông để ngắm những chiếc đồng hồ treo trên 5 tầng nhà. Mỗi khi đến giờ, những chiếc đồng hồ đổ chuông ngân nga, nghe réo rắt và như có ma lực nào đó, rất cuốn hút người  nghe. Thêm vài lần nữa người khách kỳ lạ ấy điện thoại xin đến ngắm nghía đồng hồ và dĩ nhiên, dừng chân rất lâu trước chiếc đồng hồ “cởi tru‌ּồng”. Cuối cùng, ông Sơn buộc phải bán nó cho khách vì cảm nhận được sự si mê của người này.

Đồng hồ của ông Sơn hầu hết đều được mua về từ Pháp. Mỗi chiếc đồng hồ khi về đến Việt Nam, các bộ phận đều bị tháo rời, có thể bị mất mất vài bộ phận, giá cả chỉ trên 10 triệu, nhưng khi mang về phải mua thêm rất nhiều thứ để làm nó “sống lại”, như mua thêm cần, quả lắc lắp ráp, đeo tạ vào cho đồng hồ chạy lại để sau đó quan sát, lấy tỉ lệ cho đồng hồ chạy đúng giờ. Mất công nhất là làm cái cần vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp đồng hồ chạy chính xác.

Nhà ông luôn phải để sẵn cục sắt, cái cân để sẵn sàng cắt bớt sắt nếu đồng hồ chạy quá nhanh (dân trong nghề gọi là vặn bớt răng) hoặc thêm sắt vào nếu thấy đồng hồ chạy quá chậm. Có những chiếc đồng hồ mất cả 2 tháng chăm bẵm mới chạy bình thường trở lại được. Như chiếc Henry Leaute, khoảng 250 năm tuổi, khi đưa về ông phải quan sát để cắt từng nửa lạng sắt một, cho đến khi chạy đúng giờ mới tiếp tục làm vỏ, làm mặt cho đồng hồ. Chiếc này đã có người trả giá đến 200 triệu đồng nhưng ông Sơn chưa bán.

Ngoài ra còn có chiếc đồng hồ Conco (Đức) mà ông Sơn ưng ý nhất vì nó thông minh. Ông Sơn cho biết, Conco có kim chỉ ngày, đánh chuông bảo nửa tiếng (ngoài việc báo giờ như mọi chiếc đồng hồ khác), bây giờ gần như không còn chiếc đồng hồ nào báo chuông nửa tiếng một như thế nữa nên ông thấy nó cực kỳ quý giá. Khi ông mua chiếc đồng hồ này, từng bộ phận bị tháo rời, ông phải nhờ người tìm được ảnh chiếc đồng hồ nguyên bản mới dám đặt mua. Conco về với ông cách đây khoảng 9 năm với giá gần 50 triệu. “Nếu không có hình ảnh nguyên bản của nó thì không thể phục dựng nó như cũ được” – ông Sơn nói. Chiếc đồng hồ này cũng đã có người trả giá hàng trăm triệu đồng nhưng chủ nhân chưa muốn xa rời nó.

Tuy nhiên, chiếc đồng hồ khiến ông tiếc nhất là chiếc đồng hồ bằng gỗ, có xuất xứ từ Italia. Đấy là chiếc đồng hồ được những người đi tù chạm khắc bằng tay, họ đẽo gạch làm quả lắc và dùng vỏ thuốc đánh răng làm kim đồng hồ. Mặt của chiếc đồng hồ này không có số, chỉ có vài dòng chữ bằng tiếng Ý được khắc lên đấy. “Tôi phải nhờ người biết tiếng Ý dịch ra mới biết, nhưng tiếng Ý khắc lên kia có nghĩa là “những người khổ sai”, hoá ra chiếc đồng hồ này do tù nhân làm ra, đến lúc biết giá trị của nó thì đã bán nó mất rồi” – ông Sơn nuối tiếc.

Ông Sơn bảo, chiếc đồng hồ không chỉ là một cỗ máy được chế tạo, chạm khắc cầu kỳ bởi bàn tay con người mà nó còn là người bạn luôn nhắc nhở bàn tay con người chúng ta hãy biết quý trọng thời gian. “Tôi chơi đồng hồ chỉ vì đam mê, mua bán cũng chỉ thi thoảng lắm, gặp ai thật sự tâm huyết thì mới bán đi”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật