Mùa xuân với phạm nhân trại giam Bình Điền

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng nghìn giọt nước mắt đã rơi khi biết mình có tên trong danh sách đặc xá, không ít niềm vui xen lẫn những nỗi buồn…cả những ân hận muộn màng cho dù đã được trả về với gia đình, về với địa phương ăn Tết của các phạm nhân trại giam Bình Điền thuộc Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mùa xuân với phạm nhân trại giam Bình Điền
Các phạm nhân nghe đọc lệnh đặc xá

Xuân sớm trên đỉnh đồi Nam Đông

Nằm giữa những ngọn đồi bạt ngàn cao su, cách thành phố Huế chừng 40km, Trại giam Bình Điền, Cục V26, Bộ Công an, đang giam giữ, và cải tạo, cảm hóa những những tâm hồn lầm đường lạc lối, trở về đón xuân với gia đình.

Chưa bao giờ và cũng không bao giờ nghĩ mình sẽ vào tù "bóc lịch" để đếm thời gian trôi qua, bởi lẽ chuyện vào tù của ông đầy bất ngờ và đầy nước mắt, chỉ vì không thấu hiểu, và không lường trước những sai phạm mà ngày sau phải ngồi tù, người đàn ông đó tên là Nguyễn Lương Thủy, nguyên giám đốc công ty Thủy sản Thừa Thiên Huế, một trong 178 phạm nhân được đặc xá trong dịp Tết tâm sự.

Ở cái tuổi gần đất xa trời, Nguyễn Lương Thủy ngày đầu tiên bước vào cửa tù, tâm trạng choáng ngợp vừa lo sợ vừa vừa ân hận về những lỗi lầm mình đã gây ra, nhưng tất cả với ông đều là sự bất ngờ. Cái nợ lớn nhất của cuộc đời ông là tội “gian lận thuế giá trị gia tăng”. Trong thời gian từ 2001 đến tháng tư 2002, ông Thủy và các đồng phạm đã chiếm đoạt và làm thất thoát 3,2 tỷ đồng qua việc làm giả các hoá đơn thuế VAT và thảo các hợp đồng bán hàng và xuất khẩu giả. 

Những ngày tháng ở tù, với ông là một bài học lớn, nước mắt ông lăn dài, những giọt ngấn dài trên đôi gò má đã sạm đen, khi kể về những ngày tháng ăn năn, hối hận trong tù. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị giam vì những việc mình làm đều không lượng trước, tất cả đột ngột đến nhưng một sự tình cờ đầy nước mắt và khi sự việc đến tôi mới biết rằng mình quá “non dại” với những kiến thức pháp luật ở đời”.

Vừa là nhân viên kế toán, vừa làm thủ kho và kiêm luôn thủ quỹ, có trong tay tiền tỷ, Lê Minh Đức, công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế ăn chơi tiêu xài thỏa mái, cho đến khi số tiền đã vượt ngoài tầm kiểm soát lại lao vào cờ bạc đỏ đen, số má, lô đề và rồi số tiền thâm hụt ngày càng lớn. Kết cục Lê Minh Đức bị bắt và kết án 11 năm tù vì tội “Tham ô tài sản”.

Sau một thời gian ngồi trong trại tù, Lê Minh Đức ăn năn về những việc đã làm: “Họ giao cho quá nhiều việc liên quan đến tiền nên tôi đã tiêu xài bừa bãi nhưng khi vào tù mới biết rằng dù cho ở đây được cho ăn uống đầy đủ, được quan tâm chăm sóc, được giáo dục nhưng mất mát quá lớn khi mất tuổi thanh xuân, cơ hội, tình cảm vợ chồng, con cái, người thân, bạn bè ... Mong mọi người trước khi làm một việc gì đó, sẽ suy nghĩ thật kỹ, để không phải hối hận”.

Tết này con không về

Mùa xuân này, không phải ai cũng được may mắn đoàn tụ với gia đình như những phạm nhân khác. Phạm nhân Đỗ Thị Liễu, 54 tuổi, quê ở Nghệ An cho biết, do bị kẻ xấu lợi dụng biến mình thành kẻ buôn bán, vận chuyển ma túy, ra đầu thú năm 2008 và bị kết án phạt tù 6 tháng. Ở trong trại, được sự giúp đỡ và quan tâm của các quản giáo Liễu đã sớm nhận ra lỗi lầm của mình; không những vậy bà còn góp phần với quản giáo vận động, khuyên nhủ các chị em khác trong trại cố gắng học tập, lao động để sớm trở lại làm người lương thiện.

Những giọt nước mắt khi có tên trong danh sách được đặc xá.

Mùa xuân này bà Liễu không về Nghệ An để đón Tết cùng chồng và mấy đứa con, nhưng tự đáy lòng bà hiểu được rằng, vào dịp Tết, những người thân trong gia đình, bạn bè rất cần mình trong dịp Tết.

Trước khi lễ đặc xá về cho những phạm nhân về quê đón Tết, các phạm nhân (dù được đặc xá hay không) đều được phát biểu cảm tưởng của mình. “Cho dù Tết này, tôi không được may mắn về với gia đình, nhưng mình vẫn còn cơ hội. Có tội thì phải vào tù, nhưng điều quan trọng hơn cả, chị em mình phải biết ăn năn hối cãi, biết làm lại cuộc đời. Trong cuộc sống ai cũng một lần vấp ngã, điều quan trọng là phải biết đứng lên”, chị  Lê Thị Bình, phạm nhân trại K2, tâm sự.

Trung tá Phạm Văn Chương, đội trưởng đội quản giáo, trại giam Bình Điền cho biết: “Trại giam Bình Điền thuộc Cục V26, nên tất cả phạm nhân vào đây đều phạm các tội buôn bán ma túy, tham ô tài sản, hiế‌p dâm... Tại trại giam được giáo dục, được dạy nghề để khi mãn hạn tù, họ có thể cống hiến cho xã hội, xóa đi sự mặc cảm để trở về hòa nhập với cộng đồng”.

Theo đại tá Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Giám thị Trại giam Bình Điền, giáo dục và cảm hóa phạm nhân được cán bộ, chiến sĩ của đơn vị xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Xuất phát từ tình cảm và thể hiện qua từng hành động, việc làm cụ thể, để giáo dục, thuyết phục phạm nhân nhận rõ lỗi lầm của mình, yên tâm học tập, lao động sản xuất. Trại Bình Điền đã tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề và cấp chứng chỉ cho phạm nhân, giúp họ sau này tìm được việc làm lương thiện, ổn định. Nhiều phạm nhân sau khi ra trại đã có công ăn việc làm ổn định, hoàn lương trở về.

ĐV


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật