Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ thì việc tắm cho trẻ không hề đơn giản. Dưới đây là những hướng dẫn giúp các ông bố bà mẹ tự tin hơn khi tắm cho con.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Ảnh minh họa

Nên có 2 chậu tắm

Theo kinh nghiệm, các mẹ chỉ nên mua hai chiếc chậu. Một chiếc là dành cho việc gội đầu và tắm sơ cho bé. Chiếc còn lại tắm tráng và nên chọn chiếc có kích thước lớn.

Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C (74 độ F) trước khi cởi quần áo cho bé.

Cách pha nước tắm

Lấy nước lạnh trước rồi pha thêm nước nóng từ từ sau. Cách này sẽ tránh bị bỏng, cho cả người pha nước lẫn bé, độ sâu của nước khoảng 15cm. Có thể dùng nhiệt kế hoặc dùng bàn tay người mẹ để kiểm tra nhiệt độ của nước. Nên nhớ pha nước trước khi đưa bé lại gần chỗ tắm. Nhiệt độ nước tắm thích hợp nhất thường là từ 38°C - 39°C mùa hè , mùa đông là từ 40°C - 41°C.

Thời gian tắm

Nên sắp xếp thời gian tắm giữa hai lần bú và khi trẻ chưa mệt mỏi. Tắm cho bé nên nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút. Thời gian tắm có thể điều chỉnh theo mùa và theo độ tuổi của bé. Trong một ngày nên sắp xếp tắm cho bé khoảng 10h sáng hoặc 2h chiều trước khi bú khoảng 20 phút.

Tắm cho bé là một việc không đơn giản. Thường trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên không cần và cũng không nên tắm hằng ngày. Thời gian tắm lý tưởng là cách 2, 3 ngày một lần vì trẻ chỉ bị dơ phần dưới mông, mặt, cổ, các nếp da.

vệ sinh mặt, mũi và tai cho bé

Để vệ sinh mặt và tai thì người ta thường dùng một miếng bông gòn đã được thấm nước ấm hay nước đun sôi để nguội. Người mẹ cần nhẹ nhàng chùi mắt từ sống mũi ra phía ngoài, mỗi bên mắt dùng một miếng bông riêng để đề phòng lây bệnh mắt.

Mẹ cũng phải lau kẽ tai bên ngoài và đằng sau hai tai của trẻ. Mũi và tai trẻ chỉ nên sử dụng bông gòn làm sạch, không nên dùng thuốc nhỏ, càng không nên dùng tay lấy ráy tai, ráy mũi để tránh tổn thương tới trẻ.

vệ sinh tay và chân

Với tay và chân thì mẹ cần chùi sạch bằng bông gòn rồi thấm khô bằng khăn bông. Chú ý nên sử dụng loại khăn bông mềm mại, không khô ráp để tránh tổn thương da cho bé.

Móng tay và móng chân của em bé sơ sinh cần phải được cắt thường xuyên để bé không cào cấu gây xước c‌ơ th‌ể mình. Thông thường nên cắt móng tay sau khi tắm bé vì lúc đó móng tay sẽ mềm và dễ cắt. Lúc cắt nên dùng kéo đầu tròn, cần cẩn thận tránh không cắt vào thịt của bé.

vệ sinh rốn cho bé

Sau khi trẻ được sinh ra, mỗi ngày trong khi tắm, người lớn nên dùng khăn hoặc tăm bông nhúng cồn 75% để làm sạch bụi bẩn, giữ cho rốn của trẻ luôn sạch sẽ.

Nếu phát hiện rốn của trẻ sưng hoặc có mủ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán bệnh nhanh nhất.

vệ sinh bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc

Người mẹ cần chú ý vệ sinh bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh nữ, không nên kéo, vạch ra để vệ sinh sâu bên trong mà chỉ cần lau sạch nhẹ nhàng bên ngoài, lau từ bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc ra phía sâu hậu môn để giữ sạch sẽ, tránh dơ bẩn làm nhiễm vi khuẩn.

Đối với trẻ nam tuyệt đối không được tuốt ngược bao quy đầu khi làm sạch vì sẽ có khả năng kẹt bao quy đầu. Nếu bé đã cắt bao quy đầu thì khi vệ sinh mẹ cần xem có chảy máu hay không.

Những điều cần lưu ý khi tắm cho bé mẹ cần nhớ:

- Không được để bé một mình

- Trong quá trình tắm gội, đặc biệt chú ý không được để xà phòng tắm dây lên mặt của bé. Khi tắm cần dùng nước ấm vừa đủ.

- Sau khi tắm, đặt bé ngồi(hoặc nằm) lên một chiếc khăn tắm lớn đã ủ ấm để lau quấn người cho bé khi tắm xong. Nên gội đầu cho bé để tránh hiện tượng cứt trâu bong tróc da đầu.

- Cho một ít dầu tắm ra tay, xoa nhẹ lên phần mông và phần dể dàng khô ráo để bảo vệ làn da cho bé. Vào mùa hè có thể thêm một chút phấn làm mát da. Sau đó phải lau sạch mắt, tai, mũi, lỗ rốn cho bé, cất tỉa móng tay, chải tóc gọn gàng.

- Sau khi tắm có thể cho bé bú hoặc uống một chút nước lọc, nước hoa qủa để bù vào lượng nước đã nhất trong c‌ơ th‌ể khi tắm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật