Giả mã cơn sốt ‘chạy đua xin… mở trường đua’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng loạt trường đua ngựa hình thành và khai trương. Chưa biết tương lai nó mang lại hiệu quả ra sao, nhưng thực tế thì đang có rất nhiều đại gia nhảy vào lĩnh vực này.
Giả mã cơn sốt ‘chạy đua xin… mở trường đua’
Cuộc đổ bộ ẩn chứa nhiều hệ lụy khó lường khi mở trường đua ngựa

Chạy đua xin… mở trường đua

Ngoài các dự án đang xin chủ trương, thực hiện ở Vĩnh Phúc và Hà Nội, thì phía Nam việc xin cấp phép xây dựng trường đua ngựa diễn ra rầm rộ hơn. Mới đây, Tập đoàn đầu tư Úc tại Việt Nam đã có được sự đồng thuận của UBND tỉnh Bình Dương Phước trong việc mở một trường đau ngựa tại đây. Theo đó, trong buổi làm viêc với tập đoàn này, ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận chủ trương triển khai dự án Khu giải trí Bình Phước, trong đó trọng tâm của dự án là trường đua ngựa quốc tế.

Dự kiến dự án này được quy hoạch với tổng diện tích 100ha, bao gồm khu trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm chăm sóc y tế và sức khỏe cho người cao tuổi, các cơ sở thể thao… UBND tỉnh Bình Phước nhìn nhận, đây là dự án có quy mô lớn và mang tầm chiến lược, sẽ mở thêm một hướng phát triển mới cho tỉnh trong tương lai. Với tổng vốn ban đầu dự kiến trên 100 triệu USD, hiện chủ đầu tư đang làm thủ tục lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan trước khi UBND tỉnh xem xét cấp phép.

Ông Michael Efron, Chủ tịch tập đoàn đầu tư Úc tại Việt Nam kiêm Giám đốc công ty TNHH Giải trí Bình Phước cho biết: “Bình Phước có nhiều yếu tố thuận lợi  để phát triển trường đua ngựa phức hợp quốc tế. Chúng tôi cam kết sớm hoàn thiện các thủ tục để triển khai thực hiện và nhập toàn bộ ngựa đua từ Úc sang”. Bên cạnh dự án đua ngựa, chưa đề cập đến việc ở Bình Phước, tại Lâm Đồng cũng đang hình thành một trường đua ngựa có quy mô khá lớn.

Những hệ lụy khó lường khi mở trường đua ngựa (Ảnh minh họa)

Dự án này do công ty Đua ngựa Thiên Mã – Madagui làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã thông qua quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án trường đua này. Dự án có diện tích đất quy hoạch gần 64ha tại xã Đạ Oai (huyện  Đạ Huoai) với tổng vốn đầu tư hơn một ngàn tỉ đồng (khoảng 50 triệu USD). Mục tiêu là xây dựng một trường đua ngựa, câu lạc bộ mã cầu (polo) và ngựa biểu diễn tầm cỡ khu vực, phục vụ cho du lịch và thể thao, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, giải trí tại Lâm Đồng.

Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào cuối năm nay. Theo tìm hiểu của PV thì Dự án trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui, trước đây là dự án Trung tâm nuôi và huấn luyện ngựa đua Madagui đã triển khai từ năm 2006 cũng của chủ đầu tư trên. Khi đó, với chức năng chính là cung cấp ngựa đua cho trường đua Phú Thọ (TP.HCM) và ngựa đua thể thao, nay được điều chỉnh và nâng mức đầu tư cũng như quy mô dự án.

Ngoài các dự án ở khu vực cao nguyên nói trên, thì tại Long An cũng đang có một dự án mở trường đua ngựa “khủng”, với tổng mức đầu tư khoảng 160 triệu USD. Đây là dự án do công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát làm chủ đầu tư. Về dự án này, UBND tỉnh Long An cho biết, đất dự án khu dân cư cao cấp và trường đua  ngựa tại xã Tân Mỹ, xã Đức Lập Thượng (huyện Đức Hòa) mà công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát đề ghi đầu tư thuộc vùng đất hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng,. không trồng lúa được.

Việc đầu tư khu dân cư, quần thể dục thể thao trong đó có trường đua ngựa tại huyện Đức Hòa là phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt. Từ cơ sở trên, UBND tỉnh Long An đề nghị Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương về quy hoạch xây dựng, đầu tư và triển khai vận hành kinh doanh hoạt động đua ngựa có bán vé giải trí có thưởng, có tính chất cá cược trong phạm vi dự án trường đua  ngựa do công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát đầu tư.

Làm sao để không trật… “đường ray”

Ngoài các dự án đang tồn tại nói trên, thì cũng đã có dự án đã “chết” trong trứng nước. Theo thông tin mà PV có được, mới đây, UBND tỉnh Bình Dường cũng phải ngừng một dự án phức hợp, bao gồm cả dịch vụ cá cược, khách sạn, thương mại… với tổng vốn đầu tư lên tới 350 triệu USD. Ban đầu, Bình Dương dự kiến sử dụng 230ha tại Thành phố Mới để xây dựng một trường đua ngựa hiện đại do một số doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư. Tuy nhiên, dự án này đã không được Chính phủ cấp phép đầu tư. Đến nay, bộ Xây dựng đồng ý đề xuất của UBND tỉnh Bình Dương, chuyển khu đất này thành một khu đô thị (153ha) và khu hỗn hợp (81,7ha)

Ông Jony Anh Toàn, Chủ tịch câu lạc bộ Doanh nhân Du lịch chia sẻ, dự án ở Bình Dương đã ngừng, chuyển sang mục đích khác. Tuy nhiên, sắp tới, Bình Phước, Lâm Đồng, Long An mỗi nơi sẽ có một trường đua  ngựa. Lúc hình thành và đi vào hoạt động, chưa tính đến các vấn đề khác, riêng việc họ cạnh tranh nhau cũng đã đủ thấy “khốc liệt rồi”. Ngoài ra, về nhiều trường đua đang được mở ra, các chuyên gia không phủ nhận sẽ có nhiều cái được. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là công tác tổ chức, quản lý như thế nào để các hoạt động này không trật “đường ray”.

Ông Dương Chí Thành, Giám đốc công ty TNHH TM – DV Đầu tư phát triển Dương Thành cho rằng: “Việc cho phép mở rộng trường đua là xu thế tất yếu. Đây cũng là những trò chơi mang tính thể thao, giải trí đang thịnh hành trên thế giới. Có thể thấy, việc mở ra các trường đua giải quyết được nhiều việc: Thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương nơi mở trường đua, thu hút khách du lịch…"

Vấn đề đặt ra là phải giám sát chặt chẽ hoạt động này, tránh để nó trở thành những vấn nạn sau khi đã cấp phép. Những vấn nạn đó có thể là vị lợi nhuận, các chủ đầu tư có thể cho phép người tham gia cá cược “phá trần”. Nạn có cược sẽ diễn ra tràn lan, ngoài phạm vi trường đua hoặc, cũng có thể là nơi cho các bọn tội phạm rửa tiền nhúng tay vào…

Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Đăng Liêm, Hiệu trưởng trường đại học Gia Đình, thành viên Hội Luật gia Châu Á cũng cho rằng, Chính phủ có quyền cho phép thí điểm hoạt động đua ngựa và cá cược vì đó là một loại hình thể thao giải trí. Sau khi xét thấy hiệu quả thì có thể xin ý kiến Quốc hội để đưa vào luật. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn nhất chính là công tác tổ chức thực hiện, nhất là vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ví như hoạt động đấu bò tót ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay đua ngựa ở Úc… họ đang làm rất tốt và hiệu quả.

Cũng theo luật sư Liêm, có lẽ chúng ta nên cử người đi tham quan, học tập các môn hình đó để về áp dụng cho Việt Nam. Bởi, một khi các hoạt động đua ngựa và cá cược trong đua ngựa bị bóp méo, sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường. Đầu tiên là sai chủ trương của Chính phủ, sau đó là mất lòng tin đối với nhân dân. Vì thế, để thực hiện được tốt mô hình này thì khâu quản lý, giám sát là quan trọng nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật