Đánh đu tính mạng trên cầu treo

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ tai nạn chết người trong lúc đu dây cáp qua sông xảy ra ở Đắk Lắk sáng 26-10 gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn khi qua lại trên những “chiếc cầu một dây”.
Đánh đu tính mạng trên cầu treo
Hằng ngày, nhiều người dân xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) đu mình qua sông như thế này

Chiều 26-10, người dân và gia đình tất bật lo hậu sự cho ông Nguyễn Chua (SN 1960, ngụ thôn 6, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), người t‌ử nạ‌n trong lúc đu dây cáp qua sông Krông Ana.

Chồng chết, vợ thương tật

tai nạn T.Tâm xảy ra vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 26-10. Ông Nguyễn Chua cùng em trai là ông Nguyễn Chát (SN 1967, ngụ cùng thôn) mang 11 bao phân sang sông Krông Ana (đoạn qua địa bàn thôn 6, xã Hòa Lễ) để bón cho rẫy cà phê. Sau khi toàn bộ số phân được chuyển sang bên kia sông, đến lượt ông Chua đu cáp. Khi vừa di chuyển được khoảng 1 m, ròng rọc trật khỏi dây, ông Chua chao đảo rồi rơi tự do.

Ông Trần Thanh Thuy, người địa phương, kể: “Lúc đó, tôi cũng đang đu cáp, qua chưa tới bờ bên kia thì nghe tiếng kêu thất thanh của ông Chua. Quay đầu nhìn lại, tôi thấy ông Chua đang rơi xuống mép sông. Mặc dù rơi từ độ cao khoảng 5 m nhưng bên dưới có nhiều gốc cây khô nên ông Chua bị chấn thương rất nặng…”. Ngay lúc đó, nhiều người có mặt ở hiện trường đã xuống mép sông đưa ông Chua đi cấp cứu nhưng ông t‌ử von‌g trước khi đến bệnh viện.

Trước đó, ngày 15-8, vợ ông Chua, bà Nguyễn Thị Thọ (SN 1962), trong lúc đu cáp treo qua sông Krông Ana cũng bị rơi từ độ cao 10 m. Do vào thời điểm vắng người qua lại nên khoảng 1 giờ sau, người dân mới phát hiện bà Thọ nằm bất tỉnh và đưa đi bệnh viện cấp cứu với nhiều vết thương ở vai, cổ, chệch quai hàm, mẻ đốt sống. Ông Chua bỏ công sức, tiền của chăm sóc vợ hơn 1 tháng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Khi bà Thọ vừa xuất viện về nhà, các vết thương chưa lành hẳn thì đến lượt ông gặp nạn.

Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ, cho biết trước đây toàn xã có hơn 20 điểm cáp treo do người dân tự mắc để đi lại. Nhận thấy việc đi lại như thế là vô cùng nguy hiểm nên xã đã tháo dỡ phần lớn, chỉ giữ lại 4 điểm. “Đây là những điểm cáp treo quan trọng, phục vụ đi lại làm ăn của hàng trăm hộ dân nên chính quyền không còn cách nào khác. Chúng tôi mong có một chiếc cầu để không còn cảnh người dân đánh đu mạng sống mỗi khi qua sông” - ông Sơn khẩn thiết.

Không đu dây lấy gì sống!

Gần chục năm nay, hàng trăm người dân xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bất chấp nguy hiểm vượt sông bằng dây cáp để sang khu vực nương rẫy. Việc dây cáp bị đứt hay tuột chân rơi xuống sông xảy ra thường xuyên nhưng họ không còn cách nào khác.

Những ngày này, Đắk Lắk trời liên tục mưa, nước đổ về sông suối ngày một lớn, sông Ba Tư chảy qua xã Ea Huar cũng dâng cao. Tại vị trí người dân làm dây vượt sông, sông Ba Tư rộng gần 10 m, sâu khoảng 4 m, cuồn cuộn chảy. Phương tiện để người dân qua sông Ba Tư là một sợi dây sắt bằng ngón tay út được chằng néo vào 2 thân cây trên bờ và một chiếc lồng sắt hàn vào 2 ròng rọc móc vào sợi dây cáp. Hơn 200 hộ dân, trong đó có cả phụ nữ và những đứa trẻ theo bố mẹ lên rẫy bằng “chiếc cầu treo” này. Phơi gió, phơi mưa, gồng gánh không chỉ người mà cả xe máy, phân bón, nông sản sau thu hoạch… nên việc dây sắt rạn nứt rồi bất chợt đứt là khó tránh khỏi.

Anh Phạm Thành Luân (ngụ thôn 7, xã Ea Huar) hằng ngày mang theo xe máy để đi làm. Ngày 4 lượt, anh cột xe máy lên chiếc lồng sắt rồi qua lại sông. “Biết là nguy hiểm nhưng đất đai, nương rẫy nằm bên kia sông, không đi làm lấy gì sống” - anh Luân trần tình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật