Nga thông cảm việc Na Uy phải “theo đuôi” Mỹ vụ Ukraine

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tới Na Uy - một thành viên trong khối NATO, để dự lễ kỷ niệm 70 năm Na Uy được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phá‌t xí‌t Đức.
Nga thông cảm việc Na Uy phải “theo đuôi” Mỹ vụ Ukraine
Ông Lavrov thông cảm với Na Uy

Tại đây, ông Lavrov gặp vua Harald V và thủ tướng Erna Solberg cùng các quan chức khác bàn về các vấn đề cả hai nước cùng quan tâm.

Na Uy không nằm trong khối Liên minh châu Âu (dù họ thuộc NATO) nhưng chính quyền Oslo vẫn tham gia lệnh trừng phạt kinh tế Nga theo hiệu triệu của Mỹ. Tuy nhiên, Nga không vì chuyện này mà có cái nhìn thiếu thiện cảm với Na Uy.

Sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng Na Uy Borge Brende hôm thứ Bảy, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Moscow thông cảm việc Na Uy phải tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga do chịu áp lực từ bên ngoài.

"Mối quan hệ của chúng tôi với Na Uy đang đối mặt với những căng thẳng nhất định vào lúc này, do Na Uy tham gia các biện pháp trừng phạt đơn phương (của phương Tây) chống lại Nga. Việc (Na Uy) tham gia lệnh trừng phạt, như chúng tôi hiểu, vì những lý do nằm bên ngoài Na Uy", ông Lavrov phát biểu.

Ông Lavrov cũng cho biết dù vậy nhưng hai bên vẫn chia xẻ trong việc phát triển quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, bảo vệ môi trường, an toàn hạt nhân và bức xạ, cũng như về các vấn đề về biên giới.

Một điểm nữa được ông Lavrov nhấn mạnh là hai nước có gắn bó với nhau trong lịch sử. Cả hai nước cùng chiến đấu chống phá‌t xí‌t Đức vào 70 năm trước. Cũng chính vì thế mà ông Lavrov có mặt tại Na Uy trong dịp này. Và ông không quên nhắc Na Uy và Nga cùng phải ngăn chặn chủ nghĩa phá‌t xí‌t đang sống lại tại châu Âu.

Cách nói của ông Lavrov là ý nhị nhắc cho Na Uy biết chủ nghĩa phá‌t xí‌t của những kẻ cực hữu đang hồi sinh tại Ukraine. Tuy nhiên, phương Tây trong đó có Na Uy lại ủng hộ nhóm này theo kiểu tiêu chuẩn kép.

Phương Tây bắt đầu áp đặt trừng phạt Nga tháng 3.2014 sau sự kiện bán đảo Crimea rời Ukraine gia nhập Nga. Đầu tiên, các nước phương Tây ngưng đàm phán về chế độ miễn thị thực  với Nga và hoãn các thỏa thuận hợp tác mới giữa Nga - Liên minh châu Âu. Tiếp theo, các biện pháp trừng phạt đã được đánh vào 3 nhánh - cá nhân, doanh nghiệp và các ngành được cho là liên quan đến khủng hoảng Ukraine.

Vào đầu tháng 9, 420 cá nhân và 143 công ty của Nga đã bị đưa vào danh sách xử phạt của Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Na Uy. Các công ty dầu khí Rosneft, Transneft, Gazprom Neft cũng vừa có tên trong danh sách trừng phạt mới của EU. Ngoài ra, các hoạt động trong công nghiệp vũ khí của Nga cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Vào giữa tháng 9, phương Tây công bố lệnh trừng phạt bổ sung chống lại nước Nga và đánh vào các ngân hàng Nga. Trong đó, Sberbank, VTB, VEB, Gazprombank và Ngân hàng Nông nghiệp Nga không được tiếp cận các nguồn vốn dài hạn.

Đáp lại, Nga công bố lệnh trừng phạt trả đũa vào đầu tháng 8 khi cấm nhập khẩu một loạt mặt hàng bao gồm các loại thịt, cá, sữa, trái cây và rau quả từ các nước Mỹ, 28 quốc gia EU, Canada, Úc và Na Uy trong vòng 12 tháng.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật