TQ ngán Mỹ triển khai radar phòng thủ tên lửa ở Nhật

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ đặt radar phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản là gây bất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) hôm 23.10. Tuyên bố này cho thấy TQ ngán Mỹ đang ồ ạt triển khai quân sự để bảo vệ Nhật khỏi bị tấn công.
TQ ngán Mỹ triển khai radar phòng thủ tên lửa ở Nhật
Căn cứ radar di động X-Band

Nhật là đồng minh của Mỹ, đang ngại thái độ khiêu khích trên biển Hoa Đông của Bắc Kinh, cùng việc CHDCND Triều Tiên liên tục phóng thử tên lửa trong năm 2014-gồm 2 tên lửa tầm trung bình có thể phóng tới Nhật-và Bình Nhưỡng còn đe dọa thử hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Nhật nói hệ thống radar X-Band được chuyển cho căn cứ quân sự Kyogamisaki của Mỹ ở Kyoto (phía tây Nhật) hôm 21.10, à cuối năm nay nó sẽ hoạt động đầy đủ.

Tokyo nói radar này nhằm phát hiện Triều Tiên phóng tên lửa tấn công Nhật, và Nhật đã đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống X-Band di động hồi tháng 8.2013.

X-Band có khả năng phân biệt và truyền dữ liệu về các kiểu tên lửa khác nhau bay từ khoảng cách 1.000 km. Thỏa thuận cũng gồm 160 quân nhân và kỹ sư dân sự đóng tại vị trí đặt radar ở thành phố Kyoto. Sau thông tin này, Tân Hoa Xã đưa tin bà Hoa Xuân Oánh, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ,  nói ám chỉ Mỹ: “Các nước liên quan chớ nên viện lý do an ninh làm cớ gây hại cho an ninh của nước khác.

Bà Oánh nói trong cuộc họp báo hôm 22.10: “Một số quốc gia thúc đẩy triển khai hệ thống chống tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương để đơn phương tìm kiếm an ninh, điều chống lại sự ổn định của khu vực và sự tin cậy lẫn nhau cùng hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á”.

“Động thái này càng gây quan ngại cho tình hình khu vực đang phức tạp và nhạ‌y cả‌m”, bà nói và thêm rằng các bên liên quan cần tuân thủ duy trì an ninh bằng các biện pháp ngoại giao và chính trị.

TQ đang dựa vào sự tăng trưởng kinh tế (đang giảm tốc) cùng chính sách “xoay trục về châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama để đầu tư mạnh vào sức mạnh hải quân, gồm tên lửa đạn đạo chống hạm.

Động thái này cùng với việc TQ đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư trong vài năm qua, khiến Nhật bực bội. Nhật đang kiểm soát quần đảo này và đặt tên là Senkaku.

Ngày 22.10, giới truyền thông Nhật đưa tin Mỹ và Nhật sẽ tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ tin tình báo để đối phó khả năng TQ bắn hạ vệ tinh.

Theo đó, hai khu trục hạm Benfold  (DDG 65) và Milius (DDG 69) mang hệ thống tên lửa phòng thủ đạn đạo (BMD) Aegis của hải quân Mỹ sẽ được điều từ bang California qua Nhật, thuộc lực lượng hải quân tiền tuyến đóng ở Yokosuka.

Chiếc Benfold sẽ qua Nhật vào hè 2015, còn chiếc Milius đến Nhật năm 2017, sau khi hoàn tất khâu hiện đại hóa. Chúng sẽ trang bị hệ thống chiến đấu Aegis Baseline 9 đời mới nhất, gồm súng phòng không, BMD, khả năng chiến đấu dưới biển và trên mặt biển.

Ngoài hệ thống Aegis, mỗi tàu chiến này còn có Hệ thống phóng thẳng đứng Mark-41 cho nhiều loại tên lửa điều khiển và có khả năng phòng thủ-tấn công máy bay, tên lửa điều khiển, BMD,tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên bờ của địch.

Phóng tên lửa trên chiến hạm Benfold Hải quân Mỹ lực lượng BMD kết với hệ thống tên lửa phòng thủ trên biển của Cục phòng vệ Nhật (SDF) cùng radar X-Band sẽ giúp liên minh an ninh Mỹ-Nhật sẵn sàng phòng thủ bằng tên lửa.

Ngoài việc đưa thêm 2 chiến hạm trên cho Hạm đội 7, hải quân Mỹ còn tính cử khu trục hạm USS Barry (DDG 52) gắn Aegis đến Nhật từ đầu năm 2016, để thay chiếc Lassen (DDG 82) đã ở Nhật từ 10 năm nay.

Các động thái này do hải quân Mỹ tiếp tục chiến lược tập trung sức mạnh hải quân tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng, có nhiều mỏ dầu-khí tiềm năng.

Đầu tháng 10, Nhật và Mỹ cũng đồng ý lập đối tác phòng thủ mới để đối phó sự đe dọa của TQ, vốn cũng đang có những hành vi gây hấn đòi độc chiếm biển Đông, buộc Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei phải phản đối.

Các biện pháp của Mỹ nhằm “chống sự mất an ninh của Nhật trong mọi giai đoạn”, đánh dấu lần đầu tiên từ 17 năm nay có việc Nhật-Mỹ xem lại các thỏa thuận an ninh song phương.

Hồi tháng 9, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình kêu gọi Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) “hiện đại hóa và cải thiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu để có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh khu vực”.

Hồi tháng 7, Nhật còn sửa lại Điều khoản 9 trong Hiến pháp hậu Thế chiến 2 của Nhật, để dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật ra nước ngoài chiến đấu.

Sự dỡ bỏ này vừa nhằm bảo vệ Nhật và đồng minh trong trường hợp bị tấn công. Tổng thống Obama đã hứa sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp xảy ra chiến tranh giành quần đảo Senkaku.

Vài ngày trước tuyên bố của ông Obama, Nhật đã bắt đầu xây dựng các vị trí một hệ thống radar kỹ thuật cao ở gần quần đảo Senkaku. Hệ thống này được kỳ vọng hoạt động thường trực từ năm 2016.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật