Vì sao phải tiêm vaccine cúm hàng năm?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn là nguyên nhân gia tăng người mắc bệnh cúm. Một số người thắc mắc vì sao đã tiêm vaccine cúm năm ngoái, sang năm nay vẫn bị mắc cúm và mắc liên tục. Giải đáp câu hỏi này, BS Lý Bá Lộc - Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Sức khỏe cộng đồng cho biết:
Vì sao phải tiêm vaccine cúm hàng năm?
Trẻ em rất cần đươc tiêm vaccine cúm mùa hàng năm.

Các vaccine phòng cúm mùa hiện nay có hiệu lực bảo vệ cao trên 90% người và an toàn cao do vậy được sử dụng rất rộng rãi ở các nước. Do vaccine cúm thường xuyên biến đổi và các chủng gây bệnh hàng năm có thể thay đổi nên cần tiêm sớm trước mùa dịch, ở Việt nam nên tiêm vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Virrus cúm (Influenza virus) được chia thành 3 týp A, B và C. Virus cúm typ A thường gây ra các vụ dịch lớn, đại dịch với thể bệnh nặng. Cúm B thường gây các vụ dịch nhỏ và cúm C thường gây ra các ca bệnh tản phát. Ở từng khu vực, từng quốc gia hàng năm bệnh cúm thường xuất hiện vào các mùa nhất định nên được gọi là cúm mùa. Cúm mùa được gây ra bởi các phân typ A/H1N1, A/H3N2 và typ B vì vậy các vaccine phòng bệnh cúm mùa phải có được 3 typ nói trên. Ở nước ta cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm song mùa cao điểm của bệnh là thời điểm giao mùa thu đông đến đông xuân.

´ Hiện các điểm tiêm dịch vụ có nhiều loại vaccine cúm, vậy bác sĩ khuyến cáo người dân nên tiêm những loại vaccine cúm nào?

Có 2 loại vaccine cúm là vaccine sống giảm độc lực và vaccine bất hoạt. Cả hai loại vaccine này đều chứa các chủng virus được khuyến cáo hàng năm: virus cúm A(H3N2); virus cúm A(H1N1); và virus cúm B. Các thành phần của vaccinen hàng năm cần phải thay đổi dựa trên cơ sở chủng virus hiện tại đang lưu hành được phát hiện thông qua chương trình giám sát cúm toàn cầu. Mặc dầu vaccine cúm mùa có tính an toàn cao song để đảm bảo tốt an toàn tiêm chủng các điểm tiêm chủng cần thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiêm chủng của Bộ Y tế. Cán bộ Y tế cũng cần tư vấn cho người dân để mọi người có nhận thức đúng về tính nguy hiểm của cúm mùa và biết cách phòng chống hiệu quả.

´ bệnh cúm được cho là có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần song vì sao bệnh cúm đã gây nên bệnh cảnh nặng và t‌ử von‌g ở nhiều người?

Thông thường bệnh cúm mùa diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày tuy nhiên với các đối tượng nguy cơ cao như: trẻ em, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến t‌ử von‌g. Trẻ em vừa là đối tượng dễ mắc cúm vừa là đối tượng dễ có những biến chứng nặng. Do vậy khi trẻ mắc bệnh cúm có thể gặp các biến chứng như: viêm phế quản, viêm phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen sẵn có, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa, co giật do sốt, viêm não dẫn tới t‌ử von‌g, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi… Hàng năm, có đến 3-5% số trẻ em bị nhiễm cúm có biến chứng viêm tai giữa.

Với những người có bệnh lý tim mạch khi bị mắc bệnh cúm thường có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim 2-3 lần, gia tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành, suy tim và làm tăng tỷ lệ tử vong. bệnh nhân hen xuyễn và viêm phổi mãn, bệnh cúm cũng là mối đe dọa tới sức khỏe và tính mạng bởi cúm là tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp tính. Ở những người bị bệnh đái tháo đường tỉ lệ t‌ử von‌g ở cũng gia tăng thêm từ 5-15% khi mắc cúm. Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy những bệnh nhân đái tháo đường khi mắc thêm bệnh cúm sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện đến 6 lần so với người bình thường. Tỉ lệ t‌ử von‌g do viêm phổi hoặc cúm cao hơn 3 lần. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu bị bệnh cúm thi dễ gây dị tật cho thai nhi...

- Xin cảm ơn bác sĩ!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật