Cần đầu tư đủ và đúng cho khoa học công nghệ

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư cho STI của doanh nghiệp và nhà nước là 2:1, Hàn Quốc là 3:1, Nhật Bản là 4:1. Nhưng tại VN, hiện chỉ 1:3.
Cần đầu tư đủ và đúng cho khoa học công nghệ
Ảnh minh họa

Từ năm 2000, nhà nước đã dành 2% ngân sách cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (science, technology and innovation - STI). Đây là một tỷ lệ cao so với thế giới. Nhưng ở góc độ tổng đầu tư xã hội cho STI, đó lại là con số thấp, vì VN chưa huy động được đầu tư xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp cho STI.

Đó là nội dung tham luận của PGS TS Vũ Văn Khiêm - Cục trưởng cục công tác phía nam, Bộ KH và CN tại hội thảo “Hệ thống STI của VN trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế, thực trạng và giải pháp” được tổ chức tại TP.HCM ngày 21-10.

Theo PGS TS Vũ Cao Đàm, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, viện Chính sách và quản lý, giá trị đích thực của cộng đồng khoa học VN đang bị biến dạng do được đánh giá theo cấp hành chính như đề tài nghiên cứu cấp nhà nước được đánh giá cao nhất, kế đến là cấp bộ, cấp thành phố. Cấp cơ sở và “cấp cá nhân” thì không được xếp hạng.

TS Đào Thanh Trừng – Phó viện trưởng viện Chính sách và quản lý (Trường ĐH KHXH và NV Hà Nội) cho rằng chất lượng của nghiên cứu khoa học đo lường qua các patent (đăng ký sáng chế) và ấn phẩm công bố quốc tế rất ít. Hoạt động STI phải thật sự tự chủ mới mang lại hiệu quả.

Theo thống kê, mỗi năm, đầu tư cho STI của nước ta là khoảng 1 tỉ USD. Trong đó, ngân sách đầu tư khoảng 700 triệu USD, doanh nghiệp đầu tư khoảng 300 triệu USD. Trong khi đó, tại Nhật Bản khoảng 150 tỷ USD, Hàn Quốc hơn 50 tỷ USD.

Theo PGS TS Vũ Văn Khiêm, trong khi GDP Việt Nam còn khiêm tốn thì để tăng nguồn đầu tư này chỉ có cách là doanh nghiệp vào cuộc. Tại các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư cho STI của doanh nghiệp và nhà nước là 2:1, Hàn Quốc là 3:1, Nhật Bản là 4:1. Nhưng tại VN, hiện chỉ 1:3.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật