Khuynh hướng lớn từ gia tăng thu nhập ở nông thôn châu Á

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên cơ sở khảo sát 13 nền kinh tế ở châu Á, viện Phát triển Hải ngoại (ODI) của Anh mới đây đã công bố một báo cáo đặc biệt có tựa đề “Thu nhập ở nông thôn châu Á“.
Khuynh hướng lớn từ gia tăng thu nhập ở nông thôn châu Á
Nông thôn Trung Quốc đang ngày càng khởi sắc

Cho thấy thu nhập của người dân nông thôn đang tăng lên ở hầu khắp các nước châu Á.Những thành quả gây ấn tượng này tạo ra một số khuynh hướng lớn trong tương lai mà các chính phủ cần theo dõi sát sao để phục vụ công tác hoạch định chính sách.

Trong thập kỷ qua, thu nhập của người dân nông thôn đã tăng gấp đôi ở Trung Quốc còn Bangladesh tăng chậm hơn. Hai yếu tố chính dẫn đến kết quả này là lực lượng lao động ở nông thôn suy giảm (chủ yếu do tỷ lệ sinh sụt giảm) và sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất thu hút lực lượng lao động từ các khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, thu nhập gia tăng tại nông thôn châu Á đồng nghĩa với sự gia tăng chi phí sản xuất lương thực và thực phẩm, đồng thời cũng làm gia tăng chi phí trong các khu vực sản xuất khác. Chi phí sản xuất tăng lên ở Trung Quốc khiến một số cơ sở sản xuất được di dời tới những nơi có thu nhập thấp hơn ở châu Á và châu Phi. Cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Justin Lin từng đề cập đến hiện tượng 80 triệu việc làm trong khu vực sản xuất đã rời khỏi Trung Quốc do tiền lương tăng lên. Nhiều người trong số này có thể sẽ tới châu Phi, lãnh địa cuối cùng của thế giới còn có giá nhân công thực sự rẻ.

Hiện tượng này cũng sẽ làm suy yếu nỗ lực của các quốc gia châu Á trong việc thực hiện mục tiêu tự túc lương thực, mở ra các thị trường lớn và hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu lương thực từ các khu vực khác của thế giới. Nếu Trung Quốc đột nhiên mở cửa cho nhập khẩu lương thực thì điều này có thể sẽ gây ra một cú sốc về giá tương đương đợt tăng đột biến giá lương thực, thực phẩm hồi năm 2008.

Trước đây, một số nhà kinh tế học từng cho rằng do có lực lượng lao động dự trữ quá lớn nên Trung Quốc dường như có thể làm "công xưởng của thế giới" một cách lâu dài, bởi nguồn nhân công giá rẻ đơn giản là sẽ di chuyển từ nông thôn lên thành phố.

Do đó, một số các nước nghèo đành từ bỏ giấc mơ công nghiệp hóa, tập trung phát triển các ngành khai khoáng và nông nghiệp của mình. Nhưng giờ đây một số nước lớn ở châu Á đang tiến tới điểm kết của giai đoạn đó, nhường lại con đường cho các nước có thu nhập thấp khác khởi động lại các chính sách công nghiệp mà trước đây họ từng bỏ dở.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật