Thành trì cuối cùng của chế độ n‌ô l‌ệ thời hiện đại

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chế độ n‌ô l‌ệ tưởng chừng bị xóa bỏ cách đây 150 năm nhưng tàn dư của nó vẫn tồn tại ở quốc gia Hồi giáo Mauritania với nhiều biến tướng.
Thành trì cuối cùng của chế độ n‌ô l‌ệ thời hiện đại
Mauritania

Mauritania, quốc gia Hồi giáo ở Tây Phi, vẫn duy trì chế độ n‌ô l‌ệ. TheoCNN, đất nước Mauritania có khoảng 4 đến 20% người dân bị bắt làm n‌ô l‌ệ.

Mbeirika Mint M’bareck, 15 tuổi, được chính quyền địa phương giải cứu khỏi ách n‌ô l‌ệ sau khi làm đơn tố cáo tội ác của ông chủ lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc đối với cô trong một thời gian dài. Tuy nhiên, kẻ này chỉ phải nhận tội quan hệ ngoài luồng.

Giới chức cho hay, luật pháp của Mauritania quy định hình phạt t‌ử hìn‌h đối với kẻ bắt ép người khác làm n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc.

Nhưng thực tế tại phiên tòa, với tội ác hiế‌ּp dâ‌ּm, bắt Mbeirika Mint M’bareck làm n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc, ông chủ của cô chỉ bị tòa án tuyên với tội danh rất đơn giản, vi phạm quy định “sử dụng lao động trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n” và không bồi thường về vật chất cũng như tình thần cho cô. Trong ảnh là Abdel Nasser Ould Ethmane, một ông chủ có xu hướng tiến bộ, người tham gia đấu tranh cho phong trào giải phóng n‌ô l‌ệ.

Rất nhiều phụ nữ ở quốc gia này vì không chịu được cảnh n‌ô l‌ệ, đứng lên đòi quyền tự do như Mbeirika Mint M’bareck nhưng chính quyền địa phương chỉ đưa ra hình phạt rất nhẹ đối với các ông chủ.

 

Chủ nô ở Mauritania sở hữu hoàn toàn n‌ô l‌ệ của họ. Họ có thể cho, tặng n‌ô l‌ệ đi theo ý muốn, và việc cho đi giống như tặng một món quà. n‌ô l‌ệ thường không được mua và bán, chỉ dùng làm quà tặng và ràng buộc suốt đời. Con cái của họ sẽ tự động trở thành n‌ô l‌ệ.

Hầu hết các gia đình n‌ô l‌ệ ở Mauritania là những người da đen mà tổ tiên từ thế kỷ trước bị bắt giữ bởi người Arab.

 

Cuộc sống ở Mauritania rất khó khăn, 44% người Mauritania sống dưới mức 2 USD/ngày. Đất nước không cởi mở với người ngoài và tại đây, không ai được phép nói về chế độ n‌ô l‌ệ. Nếu bị bắt gặp nói về điều đó với người ngoài, người cung cấp tin sẽ bị bắt và bị tr‌a tấ‌n.

Tại một thành phố, Mauritania, người dân địa phương mua vải may trang phục và khăn trùm đầu.

 

Trước đây, các điều phối viên chống chế độ n‌ô l‌ệ quốc tế ở châu Phi từng nhiều lần đệ đơn lên các quan chức chính phủ nhưng chưa được đáp lại. Chính phủ Mauritania đã làm quá ít để chống lại chế độ n‌ô l‌ệ.
Năm 1995, tổ chức SOS Slaves (n‌ô l‌ệ kêu cứu) được thành lập nhằm giải phóng con người và giúp đỡ người dân. Trong ảnh là n‌ô l‌ệ tại trung tâm đào tạo nghề sau những biến cố cuộc đời.

 

Nhà hoạt động chính trị Biram Dah Abeid (quàng khăn) xuất thân từ n‌ô l‌ệ. Ông tham gia các hoạt động chính trị đòi quyền tự do cho người dân. Ông từng bị bỏ tù với tội danh đốt các văn bản quy phạm Pháp Luật của trường Maliki, trường học của luật Hồi giáo khuyến khích chế độ n‌ô l‌ệ.

Năm 2011, Biram Dah Abeid được ân xá. Ông tích cực hoạt động đấu tranh xóa bỏ chế độ n‌ô l‌ệ tại quê hương. Năm 2012, ông nhận giải thưởng về nhân quyền do Liên Hợp Quốc trao tặng với những cống hiến cho nhân loại. Biram Dah Abeid thất bại trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mauriania năm 2014. Ảnh: Haratine


Hiện nay, quốc gia Tây Phi này có những chuyển biến tích cực trong nỗ lực xóa bỏ chế độ lạc hậu. Chính phủ thành lập cơ quan đặc biệt nhằm thực thi Pháp Luật nghiêm minh. Pháp Luật được tăng cường, đảm bảo tính pháp lý, cùng với nhiều quy định, hình phạt cứng rắn đối với những người vi phạm và những biện pháp hỗ trợ nạn nhân của chế độ n‌ô l‌ệ.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật