Cuộc sống của người lính trở về sau 28 năm là liệt sỹ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 28 năm được ghi danh là liệt sĩ, ông đột ngột trở về trước sự bất ngờ của gia đình và người thân.
Cuộc sống của người lính trở về sau 28 năm là liệt sỹ
Ông Hào đang kể về cuộc sống đầy gian khổ của mình trong 28 năm lưu lạc ở nước bạn Campuchia. Ảnh: Phan Thủy.

Câu chuyện về cuộc sống gian khổ gần 30 năm của người chiến sĩ tưởng như đã xa rời quê hương mãi mãi ở xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội được kể lại trong dòng nước mắt xen lẫn tiếng nấc nghẹn ngào khiến người nghe không khỏi thương cảm...

Người chiến sĩ ấy là Lê Xuân Hào, sinh năm 1962, trú tại thôn An Hòa, xã Trầm Lộng, Ứng Hòa, Hà Nội. 
chiến tranh tàn khốc đã khiến một chàng thanh niên khỏe mạnh, đầy nhiệt huyết thành một người ốm yếu, với nhiều vết thương trên c‌ơ th‌ể. Một đời cống hiến cho đất nước, nhưng số phận trớ trêu, khắc nghiệt đã khiến ông thành một người đầy bệnh tât, vô gia cư và phải sống cuộc sống gian khổ với nỗi nhớ quê hương da diết nơi đất khách quê người trong 28 năm qua.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, cũ kỹ từ xưa của bố để lại, ông cố nhớ lại những kí ức năm xưa vì chiến tranh đã khiến trí nhớ của ông không còn nguyên vẹn.
Đi có bố và bà nội tiễn, trở về thì chẳng còn ai
Ông kể, tháng 3/1983, khi đang ở tuổi 21 thì ông lên đường nhập ngũ, sau đó được biên chế vào Đoàn 7704 và sang Campuchia chiến đấu giúp nước bạn. Năm 1984, trong một lần đi cải thiện, hái dâu rừng cho đơn vị, lúc quay về thì bị địch phục kích. Ông bị thương nặng, nhưng may mắn được một gia đình người dân tộc thiểu số ở Campuchia cứu giúp. “Lúc tỉnh dậy tôi mới biết là mình đang ở nhà dân”, ông Hào bùi ngùi nhớ lại.
Được người dân Campuchia cưu mang một thời gian, khi vết thương và sức khỏe có tiến triển, ông xin phép trở về đơn vị, nhưng thật không may đơn vị ông công tác lúc này đã chuyển đi nơi khác. Do bất đồng ngôn ngữ, lại bị thương nặng nên ông không cách nào tìm lại được đơn vị của mình, đành ngậm ngùi ở lại nơi xứ người.

Gia đình ông Hào đã nhận được giấy báo tử. Ảnh: Phan Thủy.
Người cưu mang ông Hào là một cô gái người gốc Việt, bố mẹ và anh chị em trong gia đình cô đều đã mất trong chế độ tuyệt chủng nên chỉ còn một mình cô. Sau đó, hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau được mười mấy năm thì vợ ông lâm bệnh rồi qua đời để lại cho ông 4 đứa con (trong đó có một đứa con riêng của người vợ). Ông phải sống cảnh gà trống nuôi con nơi đất khách quê người hơn chục năm trời, cuộc sống của ông đã khó khăn nay lại càng càng khó khăn, vất vả hơn.
“Lúc vợ tôi mất, đứa con gái út của tôi mới chỉ lên 4 tuổi. Tôi phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm gạo nuôi con, chứ không nói đến chuyện kiếm tiền để tiêu”, ông Hào chia sẻ.
28 năm trôi qua, con cái đã trưởng thành, cuộc sống ở xứ người không làm ông quên đi gia đình ở Việt Nam. Ông Hào vừa đi làm thuê, vừa tìm kiếm người có thể chỉ dẫn cho mình về Việt Nam. Cơ hội hồi hương của ông có lẽ còn xa vời nếu không gặp được một người đàn ông Việt Nam sang Campuchia mua gỗ. Nhờ người đàn ông này mà ông Hào đã liên lạc được với gia đình mình. Khi biết thông tin ông còn sống, người nhà ông đã goi điện sang xác nhận và cho người thuê xe qua Campuchia đón ông về.
“Lúc đi bộ đội, tôi được bố, bà nội và anh em tiễn chân. Khi trở về, cả bà nội và bố đều không còn nữa…” Cứ nhắc đến người bố đã quá cố của mình, ông Hào lại khóc nấc, nghẹn ngào như một đứa trẻ. 
Tiếp tục cuộc sống làm thuê đủ nghề để sống
Tháng 10/2010, 28 năm sau chiến tranh ông mới lại được ở nhà mình đúng nghĩa, niềm vui sướng khôn xiết hiện diện trong ông. Nhưng bên cạnh niềm vui đó, ông còn một nỗi băn khoăn, lo lắng lớn hơn là không biết phải làm nghề gì để kiếm sống khi mà ông đã ở tuổi 47, sức khỏe thì yếu. Không chỉ thế, những sinh hoạt bình thường đối với ông cũng có rất nhiều bỡ ngỡ vì ông đã quen với phong tục, tập quán cũng như cách sinh hoạt bên nước bạn.
“Khi trở về, tôi bị mất gần như  80% ngôn ngữ tiếng Việt, phải mất một thời gian tôi mới lấy lại được. Cuộc sống bên kia khó khăn, tôi về đây với hai bàn tay trắng, không có đất cũng chẳng có ruộng, tôi cảm thấy rất băn khoăn và lo lắng cho cuộc sống của mình những ngày tiếp theo”, ông Hào nói.
Trở về Việt Nam, ông Hào sống cùng gia đình người em trai ruột là Lê Xuân Vui, được khoảng 2 tháng thì chuyển sang ngôi nhà cũ của bố ông từ ngày xưa để lại. Quanh vùng, nếu ai thuê mướn làm việc gì mà đủ sức thì ông lại đi làm.

Ngôi nhà cũ, chắp vá từ ngày xưa của bố ông Hào để lại. Ảnh: Phan Thủy.
Hiện tại, hàng ngày ông Hào đi mua lông gà, lông vịt, bao tải rách, có thời gian rảnh rỗi thì dán vàng mã trang trải cuộc sống. Ngày nhiều thì được trăm nghìn, ít thì được vài chục sống qua ngày. 
Bà Nghiêm Thị Hồng Vinh, vợ hiện tại của ông Hào cho biết: “Hoàn cảnh của hai vợ chồng rất khó khăn, sức khỏe ông Hào lại không thể làm việc nặng. Những lúc trái gió trở trời thì ông ấy hay bị lẫn, đau đầu, cứ nhớ nhớ quên quên chẳng rõ.

Sức khỏe, tinh thần không ổn định, kinh tế khó khăn, hàng ngày ông Hào vẫn đang phải chống chọi với cơn đau bệnh tật do chiến tranh để lại và làm đủ nghề để mưu sinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật