1. Tác dụng của trà sả
Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên uống loại trà này vào buổi sáng:
1.1. Trà sả giúp tăng cường miễn dịch
Trà sả không chỉ là một thức uống ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Trà sả chứa nhiều vitamin chẳng hạn như vitamin C, A… giúp tăng cường miễn dịch.
Tinh dầu sả cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Uống trà này thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cúm thông thường. Trà sả có thể uống vào mỗi buổi sáng.
1.2. Tác dụng chống viêm
Sả chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm tiềm tàng, chẳng hạn như citral và citronellal. Thường xuyên uống trà sả có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính bao gồm bệnh tim, viêm khớp và một số loại ung thư…
1.3. Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trà sả chứa nồng độ cao chất chống oxy hóa bao gồm polyphenol, axit chlorogenic và catechin có tác dụng bảo vệ chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Các gốc tự do có thể do ô nhiễm, tiếp xúc với chất gây ung thư và được sản sinh tự nhiên trong cơ thể… có thể gây stress oxy hóa. Stress oxy hóa có liên quan đến một loạt các bệnh tật từ bệnh thoái hóa thần kinh đến một số loại ung thư và lão hóa sớm….
Uống trà sả có thể giúp làm chậm tác động của các gốc tự do và giúp loại bỏ lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Các đặc tính chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa.
Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra, liên quan đến nhiều bệnh mạn tính và quá trình lão hóa.
1.4. Hỗ trợ giảm cân
Trà sả giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo. Uống trà sả khi bụng đói mỗi sáng, sẽ giảm mỡ nhanh chóng và không làm tăng béo phì.
1.5. Hỗ trợ kiểm soát huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch
Trà sả chứa kali, giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Trà sả có đặc tính chống viêm, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ đau tim và cục máu đông. Tiêu thụ trà sả vào mỗi buổi sáng khi bụng đói sẽ làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Trà sả giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân.
1.6. Giải độc cơ thể
Trà sả thường được coi là chất giải độc tự nhiên do đặc tính lợi tiểu, có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể thông qua việc đi tiểu nhiều hơn, thúc đẩy sức khỏe thận. Khi tiêu thụ lúc bụng đói vào buổi sáng, sẽ giúp loại bỏ các độc tố có trong cơ thể, giảm các vấn đề về da.
1.7. Giúp tiêu hóa tốt hơn
Trà sả theo truyền thống được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề về đường tiêu hóa. Nó chứa các hợp chất có thể giúp thư giãn các cơ trong ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn và giảm các vấn đề như đầy hơi, chuột rút, khó tiêu.
Tiêu thụ khi bụng đói vào buổi sáng có thể giúp giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày như đau bụng, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, giảm buồn nôn.
1.8. Hỗ trợ giảm cân
Trà sả có thể giúp bạn giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Loại trà thảo mộc này tự nhiên không có calo, khiến nó trở thành sự thay thế tuyệt vời cho nước lọc và đồ uống có đường, nhờ hương vị tự nhiên của nó.
Sả cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, có thể giúp bạn giảm cân. Chỉ cần đảm bảo hạn chế thêm đường và chất tạo ngọt để có thể thu nhận lợi ích của loại trà này.
1.9. Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Sả có thể giúp giảm đau như chuột rút nhờ đặc tính chống viêm. Trà sả có tác dụng trị chứng bốc hỏa, do làm dịu và làm mát tự nhiên, chống lại cảm giác căng thẳng và nhiệt độ tăng cao… thậm chí có thể giúp điều hòa lưu lượng máu kinh nguyệt nhờ lợi ích lưu thông máu.
1.10. Giảm lo âu và căng thẳng
Hương thơm của sả có tác dụng làm dịu và thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm do khả năng giảm lo âu và căng thẳng. Uống trà sả có thể giúp thúc đẩy sự thư giãn và làm giảm căng thẳng về tinh thần.
2. Tác dụng phụ của trà sả
Trà sả có rất ít tác dụng phụ khi dùng với lượng vừa phải. Uống quá nhiều trà này có thể gây đau dạ dày và buồn nôn.
Một tác dụng phụ phổ biến khác là phản ứng dị ứng. Tránh uống trà này nếu bạn bị dị ứng với lá sả hoặc cây sả. Ngừng sử dụng nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng như hắt hơi hoặc phát ban da.
Trà sả có thể tương tác với một số loại thuốc, do đó, luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi uống trà thảo mộc, trong đó có trà sả nếu bạn đang mắc bệnh hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.