Tuy nhiên, phần lớn những gì IMF gọi là trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, thực ra là "đánh giá thấp cho sự nóng lên toàn cầu và ô nhiễm không khí ở địa phương" chứ không phải là sự hỗ trợ thực sự của chính phủ đối với dầu khí.
Báo cáo của IMF được đưa ra chỉ vài ngày sau khi viện Phát triển Bền vững Quốc tế (IISD), một tổ chức nghiên cứu về khí hậu, chỉ trích G20 vì không chấm dứt trợ cấp dầu khí bất chấp những cam kết được đưa ra tại COP26 hai năm trước.
IISD cho biết, họ đã tính toán rằng 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chi số tiền kỷ lục 1.400 tỷ USD để hỗ trợ cho ngành than, dầu khí vào năm 2022. "Những con số này là lời nhắc nhở rõ ràng về ngân sách khổng lồ mà các chính phủ G20 tiếp tục đổ vào nhiên liệu hóa thạch bất chấp tác động ngày càng tàn khốc của biến đổi khí hậu”, Tara Laan, tác giả của báo cáo cho biết.
Tuy nhiên, việc tăng trợ cấp trực tiếp về dầu khí vào năm ngoái là do cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu ở châu Âu vào cuối năm 2021 đã trở nên tồi tệ hơn sau xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt kéo theo sau đó lan rộng ra toàn cầu.
Đó là năm mà ngay cả chính phủ Đức – người tiên phong của quá trình chuyển đổi năng lượng – cũng bắt đầu trợ cấp nhiên liệu để tránh một cuộc khủng hoảng mức sống thậm chí còn tồi tệ hơn những gì họ đã phải gánh chịu. Tất cả các chính phủ châu Âu đều làm như vậy. Đó là lý do tại sao trợ cấp toàn cầu cho than, dầu và khí đốt tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong năm 2022.
IMF tin rằng, tất cả các hình thức trợ cấp cho ngành này cần phải được loại bỏ. "Chúng tôi ước tính rằng việc loại bỏ các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch rõ ràng và tiềm ẩn sẽ ngăn chặn 1,6 triệu ca tử vong sớm hàng năm, tăng doanh thu của chính phủ thêm 4.400 tỷ USD và đưa lượng khí thải đi đúng hướng đạt được các mục tiêu nóng lên trên toàn cầu".
"Cải cách hoàn toàn về giá nhiên liệu hóa thạch sẽ làm giảm lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu xuống mức ước tính 43% so với mức cơ bản vào năm 2030 (phù hợp với việc duy trì mức độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5-2 độ C), đồng thời tăng doanh thu tương ứng với 3,6% GDP toàn cầu và ngăn chặn 1,6 triệu số ca tử vong do vấn đề ô nhiễm mỗi năm", báo cáo của IMF cho biết.
Nguồn thu của chính phủ chắc chắn sẽ tăng đột biến nếu tất cả sự hỗ trợ của nhà nước cho dầu, khí đốt và than đá bị loại bỏ. Vấn đề là chúng chỉ tăng đột biến trong một thời gian ngắn trước khi tác động của giá năng lượng tăng cao lan rộng khắp nơi và sức mua giảm mạnh. Suy cho cùng, đó là lý do tại sao các chính phủ châu Âu trợ giá nhiên liệu vào năm ngoái trong bối cảnh lạm phát phi mã, giá năng lượng tăng cao và dân số ngày càng không hài lòng về việc giá năng lượng tăng cao.
Đó là một tình huống khó khăn và không phải ai cũng đồng ý rằng giải pháp nằm ở việc thu hẹp nguồn cung dầu và khí đốt bằng cách làm cho chúng có giá cả phải chăng hơn. Trên thực tế, một số ý kiến cho rằng đối tượng chính mà các chính phủ cần quan tâm là phía cầu của phương trình năng lượng.
Gần đây EU đã tổ chức một hội nghị về "degrowth" (degrowth có nguồn gốc từ đầu những năm 2000 tại Pháp, là một hệ tư tưởng phản đối mô hình hiện tại vì mục tiêu tăng trưởng và chỉ khuyến khích sản xuất những gì cần thiết để duy trì) dẫn đến việc mọi người học cách sử dụng ít hơn mọi thứ, kể cả năng lượng.