“Mắc kẹt” khi lướt sóng không thành, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không ít nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu “nóng“ chỉ vì nghe theo “tin đồn”.
“Mắc kẹt” khi lướt sóng không thành, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?
Ngay từ phiên sáng, sắc đỏ đã ngập tràn bảng điện tử

VN-Index phiên sáng nay mở cửa giảm nhẹ. Thị trường phân hóa mạnh mẽ với áp lực bán đến từ nhóm ngân hàng, bất động sản, sản xuất thực phẩm, thép, ..

Đà giảm về giữa phiên sáng với thanh khoản duy trì ở mức thấp. 

Lực bán dâng cao khiến VN-Index có thời điểm chạm mốc 1.035 điểm. 

Chốt phiên giao dịch ngày 24/2, VN-Index giảm 14,1 điểm (1,34%) về 1.039,56 điểm, HNX-Index giảm 1,98 điểm (0,95%) xuống 207,32 điểm

Thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 7,5 nghìn tỷ đồng.

HVN là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên đà tăng của Vn-index khi mang về 0,38 điểm. Ở chiều ngược lại, BID lấy đi của chỉ số chính 1,19 điểm.

Nhiều nhà đầu tư đã mua cổ phiếu trong phiên tăng ngày 22/2, tuy nhiên ngay sau đó thị trường quay đầu đột ngột khiến nhiều nhà đầu tư mắc kẹt.

rủi ro của hoạt động lướt sóng T+ còn nằm ở việc bán cắt lỗ. Không ít nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu "nóng" chỉ vì nghe theo “tin đồn”, do đó khi nhóm cổ phiếu đó có dấu hiệu điều chỉnh, tâm lý bán tháo để bảo toàn lợi nhuận sẽ lan tỏa mạnh mẽ. Việc đua nhau kê lệnh bán bất chấp giá dẫn tới cổ phiếu bị giảm sâu, cuối cùng nhà đầu tư lại bán ra đúng đáy giá cổ phiếu, “vừa bán ra thì giá cổ phiếu lại tăng”.

Nhiều nhà đầu tư "mắc cạn" khi cổ phiếu giảm

Trên thực tế, VN-Index điều chỉnh có phần bất ngờ, biên độ nến rộng và khối lượng giao dịch lớn, theo phân tích kỹ thuật là cây nến tiêu cực, kéo dài động lượng giảm điểm sang phiên tiếp theo. Tuy nhiên khu vực 1.050 vẫn đang là điểm tựa hỗ trợ mạnh đã được kiểm chứng nhiều lần, do đó rất có khả năng xuất hiện các nhịp hồi phục kỹ thuật. Do đó ngưỡng điểm này chính là cơ hội để nhà đầu tư bình tĩnh và áp dụng kịch bản quản trị rủi ro các cổ phiếu trong danh mục.

Đối với nhà đầu tư đã mua lướt sóng cổ phiếu trong ngày 20/2 nhưng không theo chiến lược quản trị và lựa chọn cổ phiếu mang tính đầu cơ theo hô hào, hoặc xác định trading T+ nhưng mức thiệt hại vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro, lời khuyên của chuyên gia là nên tránh áp dụng chiến lược giao dịch T+ ngắn hạn sau này và nên lựa chọn khung thời gian nắm giữ dài hạn hơn, vốn có mức rủi ro thấp hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật