Từ 1-1-2023, bỏ sổ hộ khẩu giấy, tăng lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong tháng 1-2023, các chính sách liên quan đến người dân như cách tra cứu thông tin công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy, tăng mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở… sẽ chính thức có hiệu lực.
Từ 1-1-2023, bỏ sổ hộ khẩu giấy, tăng lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở
Từ 1-1-2023, người dân không phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính.

Quy định mới về nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy

Nghị định 104/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023.

Nghị định này đã bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…

Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ như CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tại Nghị định cũng quy định bốn phương thức tra cứu thông tin cư trú của công dân khi không còn sổ hộ khẩu giấy. Cụ thể, tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VneID.

- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên CCCD gắn chíp.

- Các phương thức khai thác khác theo quy định của Pháp Luật chuyên ngành.

Sửa quy định về gói dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cơ bản

Đây là nội dung tại Nghị định 71/2022 sửa đổi Nghị định 06/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Cụ thể, nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được tổ chức thành các gói dịch vụ và dịch vụ.

Trong đó, gói dịch vụ cơ bản là gói dịch vụ mà đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải cung cấp đến thuê bao và phải được thể hiện trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Bao gồm các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; có thể có các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài.

Cụ thể:

- Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia phải được cung cấp đến tất cả thuê bao.

- Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương phải được cung cấp đến các thuê bao tại địa phương nơi đơn vị cung cấp dịch vụ theo địa bàn hành chính, trừ trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ truyền dẫn, phát sóng không có khả năng chèn hoặc thay thế kênh chương trình.

- Điểm nhận tín hiệu kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ.

Cơ quan báo chí quyết định điểm nhận tín hiệu từ Tổng khống chế của cơ quan báo chí hoặc từ một địa điểm có vị trí thuận lợi, gần nhất, phù hợp với các quy định của Pháp Luật để bảo đảm chất lượng tín hiệu và tiết kiệm chi phí truyền dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Một quy định mới thuộc gói dịch vụ cơ bản được bổ sung tại nghị định lần này là các kênh chương trình nước ngoài và kênh chương trình trong nước khác do đơn vị cung cấp dịch vụ quyết định.

Theo quy định mới, Bộ Tư pháp chỉ còn 25 đơn vị. Ảnh: VGP

Chỉ còn 25 đơn vị trong cơ cấu của Bộ Tư pháp

Từ ngày 1-1-2023, Bộ Tư pháp chỉ còn 25 đơn vị theo quy định tại Nghị định 98/2022 (thay thế Nghị định 96/2017) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Trong đó, có 20 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và năm đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp cũng có sự điều chỉnh như sau: Giảm hai đơn vị là Vụ Thi đua - Khen thưởng và Cục Công tác phía Nam. Điều chỉnh Vụ Phổ biến, giáo dục Pháp Luật thành Cục Phổ biến, giáo dục Pháp Luật; Cục con nuôi thành Vụ con nuôi. Đồng thời đổi tên viện Khoa học pháp lý thành viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.

Các đơn vị Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Phổ biến, giáo dục Pháp Luật; Cục Con nuôi, Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới.

Giảm một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước

Ngày 12-12-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102-2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Theo đó, từ ngày 1-1-2023, NHNN Việt Nam áp dụng cơ cấu tổ chức mới với một số điều chỉnh.

Cụ thể, không còn Vụ Thi đua - Khen thưởng và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; bổ sung Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Vụ Chính sách tiền tệ có sáu phòng thay vì bảy phòng như trước đây. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tài chính-Kế toán có năm phòng (quy định cũ là có sáu phòng)…

Đồng thời, Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành cho đến khi Thống đốc NHNN ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch.

Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng được hoàn thành các nhiệm vụ đang thực hiện cho đến khi Thống đốc NHNN thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật