Thứ cây thẳng tắp, trổ buồng xum xuê, trước có đình đám dân Thanh Hóa ăn cho vui, nay thu tiền tỷ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ 1.200 gốc cau trồng ban đầu vào năm 2006 sau 5 năm, ông Hà Văn Dũng (56 tuổi) người Mường, trú xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, đã phát triển lên hơn 10.000 cây cau trên diện tích 5 ha. Từ cây cau mỗi năm ông Dũng có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Thứ cây thẳng tắp, trổ buồng xum xuê, trước có đình đám dân Thanh Hóa ăn cho vui, nay thu tiền tỷ
Ảnh minh họa

"Vua cau" của người Mường

Tìm về xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, không khó để chúng tôi hỏi được nhà của ông Hà Văn Dũng, người Mường đầu tiên phong trồng cau bán của bà con nơi đây và ông được bà con gọi bằng cái tên "Dũng cau".

Ông Hà Văn Dũng được người dân xã Giao An gọi bằng "vua cau" của người Mường nơi đây.

Dẫn chúng tôi đi xem vườn cau chuẩn bị đến mùa thu hoạch ông  Hà Văn Dũng kể, trước đó bà con nơi đây chỉ trồng cây mía, cây vải vì nó dễ trồng với được giá. Mấy vụ đầu tiên, khi thu hoạch cũng bán được giá, nên cũng kiếm được chút đỉnh. Tuy nhiên, những năm sau cả cây mía lẫn cây vải đều trượt giá do không tìm được đầu ra nên tôi quyết định bỏ ngang để tìm loại cây trồng mới. Và đến năm 2006, tôi bén duyên với cây cau theo một cách rất tình cờ.

Những hàng cau được ông Hà Văn Dũng trồng đúng kỹ thuật, trông rất đẹp mắt.

Theo ông Dũng, trong một lần ra các tỉnh phía Bắc thu mua dược liệu, ông thấy người dân sử dụng cau khá nhiều và giá cao, nhưng nguồn cung cấp lại thiếu. Từ đó, ông đã nảy ra ý tưởng trồng cau ngay tại quê nhà để cung cấp cho các đầu mối phía Bắc. Nghĩ là làm về quê, ông quyết định phá bỏ hơn 1 ha cây ăn quả của gia đình để trồng cau thử nghiệm. Ban đầu, ông trồng thử khoảng 1.200 cây trên diện tích 0,5ha. Ông chọn những cây cau bản địa có giống tốt và mua quả về, chọn ra quả đẹp nhất để ươm giống. Do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, ươm giống, kỹ thuật trồng nên cau bị chết khá nhiều. Không nản chí, ông Dũng đã sưu tầm sách, báo hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, ươm giống, trồng cau để học hỏi và trồng trám lại những diện tích cau bị chết.

Những buồng cau nặng trĩu quả chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình ông Dũng.

Sau 5 năm, vườn cau của ông Dũng đã cho thu hoạch. Nhận thấy cây cau phát triển tốt và giá trên thị trường khá ổn định nên ông quyết định sử dụng toàn bộ 5ha đất đồi của gia đình để trồng cau. Đến nay, trên tổng diện tích vườn đã có hơn 10.000 cây cau trồng thẳng tắp với chiều ngang cây cách cây 1,8m, hàng cách hàng 2,2m.

Bán từ cây giống đến và mo cau…

Chia sẻ về thời gian trồng cau đến khi có quả, ông Dũng nói, ít nhất phải mất 5 năm để mỗi cây đạt trung bình 20 - 40kg quả/mùa. Hiện tại, giá cau mua tại nhà ông Dũng đang ở mức 30 – 50.000đ/kg, thời kỳ cao điểm nhất lên tới 85.000đ/kg. Hiện trong vườn ông Dũng đang ươm khoảng 40. 000 cây giống, với giá bán hiện nay là 25.000 đồng/cây.

Theo ông Hà Văn Dũng trồng cau rất đơn giản và không tốn nhiều công chăm sóc như các loại cây trồng khác.

Năm 2021, vườn cau của ông cho thu hoạch hơn 700 cây, cộng với tiền bán cây giống, ông đã thu về khoảng 1 tỷ đồng. Theo ông Dũng uớc tính, đến năm 2024, khi toàn bộ 5 ha cho thu hoạch, ông có thể thu về gần chục tỷ đồng/năm. Ngoài thu hoạch quả, ông bán mo cau với giá 3.000 đồng/chiếc.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Báo - Ông Hà Văn Dũng nói, cây cau rất dễ trồng. Ngoài ra, cây cau còn chịu được hạn và mọi độ dốc thấp. Việc chăm sóc choc au cũng không tốn nhiều công chỉ cần bón phân NPK và dùng loại phân bón cho cây mía là cây cau phát triển tốt.

Hiện ông Hà Văn Dũng có 5 ha cau.

"Ở cây cau thường chỉ mắc một bệnh rệp và hay bị sâu xanh ăn lá, ước tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch cây cau chỉ tốn 10 – 15%. Với 5 ha cau ở đây chỉ hơn 300 triệu, đó là bao gồm cả giống và phân bón", ông Dũng chia sẻ.

Hiện 700 cây cau đang thu hoạch, mỗi năm gia đình ông Dũng thu về khoảng 400 triệu đồng/năm.

Không chỉ mang lại thu nhập cao, mô hình trồng cau của ông Hà Văn Dũng còn tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên với thu nhập 170.000 đồng/ngày và giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ của địa phương. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Báo - Bà Đinh Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết, toàn xã có hơn 20 ha cau, và riêng mô hình của ông Dũng đã chiếm tới 5 ha.

Mỗi năm ông Dũng cùng thu hàng trăm triệu đồng/năm nhờ bán giống cau.

"Mô hình trồng cau của ông Dũng nói riêng và bà con nói chung đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên xã cũng khuyến khích người dân cùng tham gia. Với tổng diện tích 150 ha đất nông nghiệp, tới đây, xã sẽ cố gắng nhân rộng mô hình lên 50 ha, qua đó đem lại một hướng đi mới cho người dân trong vùng", bà Hương nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật