Xung đột Nga-Ukraine sẽ có bước ngoặt lớn vào tháng 11?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể có những biến động lớn vào tháng 11, nếu đảng Cộng hòa ở Mỹ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine sẽ có bước ngoặt lớn vào tháng 11?
Ảnh minh họa

Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sẽ được tổ chức vào tháng 11. Giới phân tích cho rằng, những gói viện trợ tài chính và quân sự cho Kiev trong tương lai tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử và rất dễ xảy ra tình trạng Mỹ có thể cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Theo The Washington Post (WP), trong cuộc bầu cử ở Thượng viện, cơ hội thắng chia đều cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Tuy nhiên, theo dự báo của công ty xếp hạng uy tín FiveThirtyEight, đảng Cộng hòa sẽ giành quyền kiểm soát Hạ viện với xác suất lên tới 70%.

Tờ báo Mỹ dẫn lời các chuyên gia nhận định rằng, chính quyền Kiev chỉ có thể duy trì được nguồn cung tài chính và vũ khí nếu đảng Dân chủ chiếm ưu thế, còn khi đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở Hạ viện, chính quyền Washington có thể cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Theo một nghiên cứu do viện Gallup thực hiện gần đây, 74% người Mỹ tán thành việc cung cấp viện trợ cho Kiev. Tuy nhiên, có tới 43% cử tri của đảng Cộng hòa cho rằng, Washington đang cung cấp cho Ukraine quá nhiều tiền bạc và vũ khí; trong khi chỉ có 9% cử tri Đảng Dân chủ chia sẻ quan điểm này.

Ngoài ra, gần một nửa người dân Mỹ, bất kể sở thích đảng phái nào, đều mong muốn cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc càng nhanh càng tốt, ngay cả nếu điều này đòi hỏi Kiev phải nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Moscow.

Thực tế cho thấy rõ, đảng Cộng hòa không hài lòng với việc Mỹ bơm lượng tiền lớn vào Ukraine. Vào tháng 5/2022, 57 nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại gói viện trợ 40 tỷ USD cho Ukraine, do Tổng thống Biden đề xuất. Các nhà hoạt động xã hội đã nói rằng, tốt hơn là chi tiền để giải quyết các vấn đề nội bộ.

Trong suốt lịch sử nước Mỹ, đảng Cộng hòa luôn bị coi là “phe diều hâu” trong chính sách đối ngoại. Nhưng, trong chiến dịch vận động bầu cử năm nay, họ tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của người dân Mỹ bình thường chứ không phải vào những tham vọng đế quốc.

Ví dụ, đảng Cộng hòa kêu gọi tăng cường sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong nước, ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp và tăng cường cuộc chiến chống tội phạm. Các nghị sĩ của “Đảng Con Voi” gọi đó là “kế hoạch tạo ra một quốc gia an toàn”.

Trong đảng Cộng Hòa, các chính trị gia theo “chủ nghĩa Trump” là những người tích cực nhất trong việc cắt giảm viện trợ cho Kiev. Thậm chí, Hạ nghị sĩ tiểu bang Arizona là ông Paul Anthony Gosar đã từng nói: “Ukraine không phải là đồng minh của chúng tôi và Nga không phải là kẻ thù”.

Hơn nữa, giới truyền thông thừa nhận rằng, một bộ phận giới tinh hoa chính trị ở Washington sẵn sàng hợp tác với Moscow trong một số vấn đề, vì họ không thấy mối đe dọa đối với Mỹ từ phía Nga. Điều này đặc biệt đúng đối với những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump.

Giới quan sát chính trị cho rằng, sau cuộc bầu cử ngày 8/11 tới đây, số lượng hạ nghị sĩ với quan điểm tương tự ông Paul Anthony Gosar có thể là đủ để ngăn Nhà Trắng nuôi dưỡng chính quyền Zelensky với quy mô lớn như vậy.

Những phân tích của các nhà chính trị đã khiến giới chính trị gia ở Kiev lo ngại. Còn các phương tiện truyền thông Ukraine cũng đang theo sát những diễn biến chính trị đang diễn ra ở bên kia đại dương.

Hầu hết các nhà phân tích địa phương cảnh báo về một mối nguy hiểm nghiêm trọng. Alyona Getmanchuk, giám đốc Trung tâm Ukraine “Châu Âu mới” đã phải thừa nhận rằng: “Mỗi gói viện trợ mới sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hơn của phe Cộng hòa”.

Thậm chí, ấn phẩm “Evropeyska Pravda” của Ukraine còn dự đoán rằng, cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ là “thất bại của Biden” và dự đoán rằng, Đảng Dân chủ sẽ chiếm thiểu số trong cả hai viện.

Trong mọi trường hợp, những nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm liên kết các vấn đề kinh tế với chính sách đối ngoại có sức thuyết phục đối với nhiều người Mỹ. Ví dụ, những người theo “chủ nghĩa Trump” khẳng định rằng giá cả đang tăng lên do các hành động thù địch ở Ukraine, chứ không phải do các “hành vi gây hấn của Moscow.

Theo ý kiến của Trump, nếu Kiev công nhận việc Crimea gia nhập Nga và từ chối gia nhập NATO, thì Tổng thống Nga Vladimir Putin không có nhu cầu phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Đặc biệt, ông Trump vẫn là nhà lãnh đạo có uy tín lớn nhất trong đảng Cộng hòa khi có tới 41% đảng viên coi ông là quan trọng hơn toàn bộ đảng.

Tuy nhiên, Kiev không đặt quá nhiều hy vọng vào phe Dân chủ, mà hy họng vào những thành công trên mặt trận để phương Tây thấy rõ những khoản viện trợ không bị lãng phí. Khi đó, bất cứ đảng nào chiếm đa số trong Hạ viện cũng không quá quan trọng nữa.

Chính quyền của ông Zelensky hiểu rằng, nếu Mỹ thấy được rõ viễn cảnh lực lượng vũ trang Ukraine không đủ sức để đương đầu với Nga, thì Washington có thể mất hứng thú với Ukraine, không dám can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến và cũng chẳng còn động lực cung cấp thêm tiền bạc, vũ khí.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15277
  1. Mỹ có nguy cơ “xung đột trực tiếp” với Nga tại Ukraine
  2. Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh chặn khả năng đàm phán với Tổng thống Putin
  3. Mỹ cảnh báo nhiều cuộc giao tranh ác liệt phía trước ở chiến trường Ukraine
  4. Nga thay tư lệnh quân khu miền Tây, quân Ukraine tiến sâu vào Luhansk
  5. Thực hư Nga tính dụng hạt nhân khi Ukraine tái chiếm nhiều lãnh thổ?
  6. Nga công bố clip pháo tự hành 2S1 Gvozdika tiêu diệt mục tiêu ở Maryinka
  7. Lý do phương Tây lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine
  8. Xe bọc thép VAB của Pháp xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine
  9. CNN: Mỹ đang chuẩn bị phương án đối phó trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine
  10. Nga thừa nhận bị Ukraine xuyên thủng phòng thủ ở Kherson
  11. Bộ Quốc phòng Nga: Ukraine phản công ở Kherson, tiến vào 2 khu dân cư tại Kharkov, áp sát Lugansk
  12. Bộ đôi MANPADS Igla-S và Verba: Bí mật của Nga nhằm đối phó chiến đấu cơ Ukraine
  13. Ukraine nói phá vỡ hệ thống phòng thủ Nga ở phía nam, tiến về phía đông
  14. Nga thông báo phá hủy 15 hệ thống tên lửa HIMARS của Ukraine
  15. Quan chức Kherson tuyên bố cuộc phản công của Ukraine thất bại
  16. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm làm trung gian hoà giải Nga-Ukraine trong ‘giai đoạn khó khăn’
  17. Ukraine tuyên bố giành lại lãnh thổ ở miền nam, một chính ủy quân sự Nga bị cách chức
  18. Ukraine: Người dân Lyman hưởng không khí hòa bình mong manh khi giao tranh đi qua
  19. Kiev tuyên bố kiểm soát hoàn toàn trung tâm hậu cần của Nga ở Ukraine
  20. Kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân và nỗi lo của người Ukraine
  21. Cựu Giám đốc CIA cảnh báo hậu quả nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine
Video và Bài nổi bật