Mười bức chân dung tự họa đẹp nhất trong lịch sử nghệ thuật

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuốn ’Theo dòng lịch sử nghệ thuật’ chỉ ra 10 bức chân dung tự họa đẹp nhất của các họa sĩ.
Mười bức chân dung tự họa đẹp nhất trong lịch sử nghệ thuật
Raphael (hoàn thành năm 1506). Trong bức chân dung tự họa, danh họa như đang nhìn chăm chăm vào mắt người xem, nghiêng người, đầu ngả về phía sau. Người nghệ sĩ mặc bộ trang phục giản dị làm nổi b

Chân dung Simon Vouet (hoàn thành năm 1616) thể hiện người nghệ sĩ trẻ. Nhân vật để ria mép và chòm râu dưới khiến ông trông giống ngự lâm quân. Trang phục chỉ được vẽ phác bằng đường nét mạnh mẽ, tông màu chủ đạo là nâu điểm trắng làm tăng thêm vẻ đẹp của gương mặt.

Chân dung Rubens (tranh hoàn thành năm 1623). Peter Paul Rubens tự thể hiện mình một cách thoải mái, trong khung cảnh tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Nền tranh tối làm nổi bật đường nét của gương mặt được nhấn mạnh nhờ những chấm phá màu sắc.

Velázquez 1640). Trong bức tranh này, nghệ sĩ xuất hiện trên nền tối, góc nhìn nghiêng và quay đầu như thể ông đang quan sát người xem tranh. Trong tác phẩm, người họa sĩ, vốn tự tin với tài năng của mình, được khắc họa trong tư thế kiêu kỳ.

Rembrandt (1660). Chân dung của Rembrandt khiến ta liên tưởng đến giai đoạn cuối đời của họa sĩ. Họa sĩ đặt mình vào cảnh tranh tối tranh sáng, nét mặt mỏi mệt, vẻ hiểu rõ những hư ảo của danh vọng nhưng cũng ý thức được giá trị nghệ thuật của mình.

La Tour (1750). Trong bức chân dung tự họa năm 1750, Maurice Quentin de La Tour thể hiện gương mặt mình với nét nhạ‌y cả‌m, thông minh. Đây được coi là chân dung chân thật, phù hợp với những lời miêu tả của người cùng thời về ông. Nghệ sĩ thành công khi dùng màu pastel, thể hiện ánh mắt nhã nhặn, tươi cười.

Goya (1783). Tác phẩm thể hiện Francisco Goya khi trẻ (chưa đầy 40 tuổi) nhưng có nét già dặn của người trưởng thành từ lâu. Trên gương mặt, một luồng sáng xanh vắt qua, ánh mắt họa sĩ vẫn kiên định.

Delacroix (1837). Chân dung tự họa của Eugène Delacroix thể hiện một người đàn ông khoảng 40 tuổi. Ánh mắt của ông thể hiện tham vọng nghệ thuật mãnh liệt. Mái tóc gợn sóng, khăn quàng quấn hờ hững quanh cổ thể hiện vẻ công tử Paris.

Van Gogh (1889). Chân dung tự họa với một bên tai bị băng của Vincent Van Gogh cho thấy nỗi bất hạnh của họa sĩ, người cố tìm sự cân bằng tinh thần sau cuộc tranh cãi nảy lửa với bạn thân - Gauguin. Khuôn mặt già nua, râu ria lởm chởm, nét mặt mệt mỏi, ánh mắt cam chịu là những nét khắc họa nên sự tuyệt vọng của họa sĩ.

Gauguin (1891). Tác phẩm Chân dung nghệ sĩ với Chúa màu vàng được vẽ năm 1891, trước chuyến đi đầu tiên của ông đến Tahiti. Qua gương mặt mệt mỏi, người xem có thể thấy nỗi đau của nghệ sĩ - người mới bị vợ bỏ rơi và công chúng không thấu hiểu. Ở hậu cảnh là bức tranh Chúa màu vàng. Chân dung tự họa thể hiện quyết tâm mãnh liệt của nghệ sĩ sẽ cống hiến tất cả cho lý tưởng mỹ học.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật