Nhiều khách hàng tiếp tục nói bị các app “bắt chẹt” với cước cao

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 2 ngày được phép giao hàng liên quận, nhiều shipper vẫn chưa thấy tên trong danh sách của Sở Công thương TP.HCM nên vẫn ’ngồi chơi xơi nước’. Do vậy, các cơ sở kinh doanh đồ ăn thức uống mang đi tìm ’đỏ mắt’ vẫn không có shipper.
Nhiều khách hàng tiếp tục nói bị các app “bắt chẹt” với cước cao
ảnh minh họa

Nhiều khách hàng tiếp tục phản ảnh bị các app "bắt chẹt" với cước phí mức cao. Anh Nguyễn Hoàng (quận Bình Thạnh) cho biết đặt mua một ly trái cây dầm sữa chua ở quán cách nhà 1,8km với giá 25.000 đồng nhưng phí giao hàng lên tới 27.000 đồng. "Giá giao hàng cao hơn giá sản phẩm với khoảng cách không xa là quá bất hợp lý" - anh Hoàng bức xúc.

Theo giải thích của các ứng dụng, phí giao hàng tăng cao do việc giao nhận hàng của shipper khó khăn, tốn thời gian vì phải vượt qua nhiều chốt kiểm soát, khách đặt hàng ở khu bị phong tỏa hoặc cách ly… 

Trong khi đó, số lượng shipper hoạt động chưa nhiều, một lượng lớn shipper tạm nghỉ việc do sợ nhiễm dịch bệnh, một số khác bị cách ly hoặc ở trong khu phong tỏa… Do đó các app buộc phải tăng cước phí giao hàng để khuyến khích shipper làm việc và hạn chế tình trạng shipper hủy đơn. 

Hơn nữa, giá cước tăng giảm theo thuật toán dựa trên một số yếu tố như nhu cầu sử dụng và lượng xe tại thời điểm khách hàng đặt xe. "Khi số lượng shipper tăng trở lại, cước phí sẽ hạ nhiệt hơn" -  lãnh đạo một app giải thích.

Theo Sở Công thương TP.HCM, số lượng shipper đăng ký hoạt động của 33 đơn vị gọi xe đến nay là 160.000 người nhưng chỉ có khoảng 20.000 người đang hoạt động do nhiều nguyên nhân nên chưa đáp ứng nhu cầu.

* Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Lotte Mart tại TP.HCM cho biết trong ngày 17-9, đơn vị không thể đặt được dịch vụ giao hàng liên quận từ các đối tác như Grab, AhaMove… Do đó siêu thị này chỉ mở dịch vụ nhận đơn và giao hàng nội quận với số lượng hạn chế.

Tương tự, theo đại diện Saigon Co.op, việc đặt giao hàng liên quận qua các shipper công nghệ vẫn gặp nhiều khó khăn nên hệ thống này chủ yếu nhận đơn và giao hàng nội quận. Cũng theo vị này, nhu cầu mua lẻ qua kênh online đang tăng rất mạnh, trong khi mua chung qua dịch vụ đi chợ hộ giảm liên tục.

Trong khi đó, tại "vùng xanh" như quận 7 và huyện Củ Chi, các hệ thống bán lẻ đã mở bán cho người dân theo phiếu mua hàng do địa phương cấp với quy định mỗi tuần đi chợ một lần. Dù nhu cầu tại khu vực này tăng cao nhưng nhiều đơn vị cho biết không lo thiếu hàng sau khi được tăng cường nhân viên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật