Những điểm kẹt xe ở TP HCM trước và trong giãn cách

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cầu Kênh Tẻ, đường Đinh Bộ Lĩnh, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất... từng là điểm nóng ùn tắc trở nên vắng vẻ trong suốt một tháng qua, khi TP HCM giãn cách theo Chỉ thị 16.
Những điểm kẹt xe ở TP HCM trước và trong giãn cách
Ảnh minh họa

Click để lật ảnh

TP HCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 siết chặt, lập chốt kiểm soát người ra ngoài không có lý do chính đáng. Người dân không được ra đường từ 18h đến 6h hôm sau.

Những ngày giãn cách, các tuyến đường không còn cảnh tắc nghẽn như trước đây. Nhiều khu vực trong thành phố phải đóng cửa, với quang cảnh vắng vẻ hơn ngày thường.

Tại trục đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) hướng về trung tâm thành phố ngày 4/8 thưa thớt xe, so với tháng 6/2019. Đây là một trong những tuyến đường chính của khu Nam Sài Gòn vào quận 1, thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc giao thông.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Cầu Kênh Tẻ nối quận 7 và quận 4 thưa vắng xe vào chiều 3/8. Một năm trước, cây cầu kẹt cứng trong giờ cao điểm. Ảnh: Hữu Khoa.
Nhiều năm qua, cây cầu như "nút thắt", là nỗi ám ảnh của người dân khu phía Nam khi ra vào trung tâm thành phố nhưng giờ vắng lặng xe. Tháng 9/2020 dự án mở rộng cầu từ 12 m lên 14 m với kinh phí 90 tỷ đồng góp hoàn thành, góp phần giảm tải ùn tắc cho tuyến đường huyết mạch này.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) ngày 3/8 chỉ lác đác vài xe, chủ yếu là chở hàng hóa. Tại đây đang thiết lập có chốt kiểm soát xe ra.

Đối lập là cảnh dòng xe nối dài tại vòng xoay này hồi tháng 12/2020. Đây là điểm giao nhau giữa đường Kinh Dương Vương và quốc lộ 1A, là tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ miền Tây TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Đường Điện Biên Phủ, đoạn dẫn lên cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) thông thoáng trong những ngày giãn cách, khác hẳn so hình ảnh kẹt cứng sau cơn mưa chiều 15/6/2020. Con đường kết nối với Xa lộ Hà Nội là tuyến chính từ khu Đông vào trung tâm thành phố.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Cảnh đối lập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay so với thời điểm giữa năm 2020.

Hồi cuối tháng 4, dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,2 km nối quận 1 với Bình Thạnh, vốn đầu tư 473 tỷ đồng hoàn thành, góp phần chống ngập cho khu vực này trong mùa mưa.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh) vắng lặng suốt một tháng qua và cảnh kẹt cứng hồi cuối tháng 2. Cầu bắc qua sông Sài Gòn, là một trong những cầu huyết mạch của thành phố và thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Đường Đinh Bộ Lĩnh ngày 3/8 chỉ có vài xe, trái ngược với cảnh dòng xe kẹt kéo dài hồi tháng 2. Hiện có một chốt kiểm soát dịch được lập ở đây.

Tuyến đường thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm và những dịp nghỉ lễ, Tết do người dân vào Bến xe Miền Đông để về quê, đi du lịch...

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ở cửa ngõ phía Đông, Xa lộ Hà Nội, đoạn qua trạm thu phí hiện nay và hôm 1/4. Đây là tuyến đường chính từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đi vào cảng Cát Lái và trung tâm thành phố.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Sự vắng vẻ hiện tại với cảnh xe cộ chen nhau trên đường Lương Định Của (TP Thủ Đức) tháng 3/2019. Ảnh: Thành Nguyễn.

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của dài gần 2,5 km đã thi công mở rộng 6 năm đến nay chưa xong. Theo thiết kế, con đường mở rộng lên 30 m cho 6 làn xe.

Công trình kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông theo sự phát triển của Khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu phía Đông thành phố, tăng năng lực kết nối với đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Đường Hoàng Minh Giám đoạn đi qua công viên Gia Định (quận Phú Nhuận) không còn tấp nập hàng ngày. Ảnh: Thành Nguyễn.

Năm 2018, con đường được mở rộng từ 10-21m lên thành 30 m cho 6 làn xe, góp phần giảm ùn tắc tại khu vực ra vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Cảnh vắng vẻ trên đường Trường Sơn, đoạn ngay cầu vượt vào sân bay Tân Sơn Nhất, đối lập với đông đúc xe tháng 8/2019. Cùng với các con đường như Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Hồng Hà..., đây là trục chính vào sân bay nên luôn tắc nghẽn vào giờ cao điểm, lễ Tết.

Cách đó không xa, đường Hoàng Văn Thụ, đoạn gần cầu vượt Lăng Cha Cả tối 3/8 không một bóng xe sau khi thành phố cấm người dân ra đường ban đêm. Ngược lại là cảnh xe đông nghẹt trong tháng 1/2020.

Tại TP HCM, tính đến tối 4/8 đã ghi nhận 106.030 ca nhiễm Covid-19. Đến nay, TP HCM đã trải qua 67 ngày giãn cách xã hội, trong đó 28 ngày theo Chỉ thị 16. Trước đó, hôm 2/8, chính quyền quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật