Brunei đánh dấu 1 năm không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 6/5, Chính phủ Brunei công bố không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, đánh dấu một năm không ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng.
Brunei đánh dấu 1 năm không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bandar Seri Begawan, Brunei, ngày 16/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau khi xác nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên ngày 9/3/2020, Brunei duy trì biện pháp kiểm soát biên giới cũng như các quy định đi lại chặt chẽ để ngăn virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xâm nhập dù số du khách nước ngoài đến quốc gia Đông Nam Á này giảm mạnh. Chính quyền Brunei cũng áp đặt nghiêm ngặt lệnh cấm tụ tập đông người, thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi tiếp xúc dựa vào công nghệ để ngăn lây nhiễm trong cộng đồng. Từ ngày 3/4 vừa qua, chính phủ khởi động chương trình tiêm chủng quốc gia. Tính đến ngày 5/5, đã có 17.776 người tại quốc gia 450.000 dân này được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Theo Bộ Y tế, hiện chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 giai đoạn 1 vẫn đang được triển khai, trong đó các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine gồm những nhân viên phòng chống dịch tuyến đầu, sinh viên du học và những người từ 60 tuổi trở lên. Bộ trên tiếp tục khuyến khích người dân tiêm vaccine, đồng thời đặt mục tiêu tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt trong trung và dài hạn để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Dù đã trải qua 365 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng Brunei vẫn phát hiện một số ca mắc mới nhập cảnh nước này. Đến nay, Brunei có tổng cộng 228 ca mắc, trong đó có 219 người đã bình phục, 3 ca không qua khỏi.

Trong khi đó, Bộ Y tế Uzbekistan công bố thêm 452 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, là số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ đầu dịch. Đến nay, quốc gia Trung Á này ghi nhận tổng cộng 93.176 ca mắc, trong đó có 19 ca t‌ử von‌g. Hơn 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được đưa vào chương trình tiêm chủng đại trà của Uzbekistan. Đến nay, đã có 32.533 người tại nước này được tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng vọt, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein thông báo sẽ hồi hương các công dân từ nhiều khu vực của quốc gia Nam Á này. 

Trong một thông báo, ông Hussein nêu rõ chính phủ đã quyết định hồi hương những người Malaysia cũng như những người sống phụ thuộc vào họ tại khu vực phía Bắc và Tây Ấn Độ bằng các chuyến bay thuê bao. Trước khi lên máy bay và sau khi nhập cảnh, những người này sẽ được làm xét nghiệm và cách ly trong 14 ngày tại các khu cách ly được chỉ định.

Tính đến hết ngày 5/5, Malaysia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1.624.272 người, trong đó 632.366 người đã tiêm mũi thứ 2.

Như vậy, Malaysia đã hoàn thành giai đoạn 1 của Chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 từ tháng 2-4/2021 với mục tiêu tiêm chủng cho 500.000 người ở tuyến đầu chống dịch. Hiện Malaysia đang trong giai đoạn 2, bắt đầu từ tháng 4 - 8/2021 với mục tiêu tiêm cho 9,4 triệu người cao tuổi, người tàn tật và người có nguy cơ cao.

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo Malaysia Khairy Jamaluddin đánh giá giai đoạn 2 đang diễn ra tốt đẹp, nhưng giai đoạn 3 có thể không diễn ra đúng thời gian. Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu từ tháng 5/2021 tới tháng 2/2022 với mục tiêu tiêm ngừa COVID-19 cho ít nhất 13,7 triệu người từ 1‌8 tuổ‌i trở lên, bao gồm cả người nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Khairy cho biết ông không rõ có đủ nguồn cung cấp vaccine hay không và Chính phủ Malaysia không hài lòng với việc phân phối vaccine vì các nước giàu dường như được ưu tiên hơn. Do đó, ông Khairy kêu gọi cộng đồng quốc tế cần thảo luận khẩn cấp về vấn đề này để kiểm soát sớm đại dịch trong tương lai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật