Vụ tên lửa Trường Chinh 5B nặng nhất Trung Quốc mất kiểm soát và sắp rơi: Phơi bày những góc khuất!

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tính đến nay, Long March 5B (Trường Chinh 5B) là tên lửa vũ trụ lớn nhất và nặng nhất từng được chế tạo ở Trung Quốc.
Vụ tên lửa Trường Chinh 5B nặng nhất Trung Quốc mất kiểm soát và sắp rơi: Phơi bày những góc khuất!
Vật thể dài 12 mét đâm vào làng Mahounou ở Bờ Biền Ngà, là một trong những phần còn lại của tên lửa Long March 5B của Trung Quốc. Ảnh: Aminata24

dịch vụ vệ tinh, dữ liệu và thông tin môi trường quốc gia (NESDIS) của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương (NOAA) Mỹ cho biết, trung bình mỗi năm có từ 200 đến 400 vật thể (được theo dõi) xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Các vật thể này là phần còn lại của tên lửa, vệ tinh đã hết hạn sử dụng... Chúng được gọi là mảnh vỡ không gian hoặc rác vũ trụ. Việc vật thể rơi ngược trở lại Trái Đất (tái nhập) là một hiện tượng khá phổ biến.

1. Xử lý rác không gian rơi xuống như thế nào?

Hầu hết các mảnh vụn không gian nhỏ (liên tục tích tụ kể từ khi vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 của Liên Xô thoát khỏi lực hút của Trái Đất năm 1957 và bay vào không gian) rơi xuống sẽ bốc cháy khi ma sát với khí quyển của Trái Đất ở tốc độ cực nhanh. Và khi chạm mặt đất thì phần lớn đều còn rất nhỏ, hoặc đã cháy hết.

Đối với các vật thể lớn, con người cũng chuẩn bị sẵn cho chúng "nghĩa địa không gian" - là một vùng biển rộng lớn ở nam Thái Bình Dương - có tên là Point Nemo để các vật thể rơi xuống mà không gây hại cho người dân. Và dĩ nhiên, chúng rơi một cách có kiểm soát. Nghĩa là, trong quá trình chế tạo vệ tinh, người ta sẽ gắn định vị điểm rơi xuống Point Nemo.

Đối với các vật thể là phần còn lại của tên lửa, thì thường người ta sẽ giải quyết bằng việc xây dựng Trạm phóng vũ trụ ở khu vực gần biển hoặc hẻo lánh, xa dân cư. Để khi chúng rơi xuống không gây hại cho mặt đất.

Dẫu vậy, việc chứng kiến nhiều tên lửa, trạm vũ trụ của Trung Quốc rơi không kiểm soát trong những năm gần đây đã phơi bày những việc đi ngược lại với tiêu chuẩn hiện đại.

- Thứ nhất, thay vì xây dựng trạm phóng vũ trụ ở gần biển, Trung Quốc lại xây dựng ở đất liền.

- Thứ hai, nói riêng về tên lửa Long March 5B (sắp rơi không kiểm soát xuống Trái Đất, hiện chưa rõ thời gian và địa điểm rơi của nó), thì Inverse thông tin: Thông thường các nhà sản xuất tên lửa thường áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh các mảnh vỡ tên lửa rơi, nhưng tên lửa Long March 5B do Trung Quốc chế tạo lại không có bộ trợ lực lái, hệ thống ổn định và động cơ có thể khởi động lại.

Và, trạm vũ trụ phóng tên lửa Long March 5B (Trường Chinh 5B) hôm 29/4/2021 cũng được Trung Quốc xây tại đất liền.

Điều này tồi tệ đến mức nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) của Mỹ phải nói: "Trong nhiều thập kỷ, rất hiếm vật thể bay lớn như vậy rơi không kiểm soát xuống Trái Đất. Tôi nghĩ không thể chấp nhận được việc phần còn lại của tên lửa/trạm vũ trụ rơi trở lại Trái Đất mà không được kiểm soát bởi các tiêu chuẩn hiện đại".

Long March 5B là loại mạnh nhất trong dòng tên lửa Long March của nước này. Tổng chiều dài của tên lửa là 53,7 mét, chiều rộng là 5 mét, và trọng lượng cất cánh là 849 tấn (riêng tầng lõi của nó nặng 20 tấn). Tính đến nay, Long March 5B là tên lửa vũ trụ (tên lửa đẩy) lớn nhất và nặng nhất từng được chế tạo ở Trung Quốc.

2. Những lần rơi không kiểm soát

Lại nói thêm về các mảnh vụn không gian. Các vật thể này được theo dõi bởi Mạng lưới Giám sát Không gian của quân đội Mỹ (SSN) và Văn phòng Chương trình Mảnh vỡ Quỹ đạo của NASA bằng cách sử dụng radar, kính thiên văn và các hệ thống dựa trên không gian khác.

Trong số hàng triệu mảnh vụn vũ trụ được ước tính quay quanh hành tinh, khoảng 30.000 mảnh lớn hơn một quả bóng mềm - NESDIS báo cáo. Tuy nhiên, ngay cả những mảnh vụn nhỏ nhất quay quanh quỹ đạo với vận tốc cao cũng có thể gây hại cho vệ tinh.

National Geographic báo cáo rằng hầu hết rác không gian là ở thấp hơn quỹ đạo Trái Đất, khoảng 2.000 km phía trên bề mặt của hành tinh.

Theo các chuyên gia, phần lớn các mảnh rác không gian lớn sẽ rơi xuống biển vì các đại dương trên Trái Đất bao phủ 70% bề mặt hành tinh.

Tuy nhiên, các mảnh vỡ không gian có thể gây ra một số thiệt hại tùy thuộc vào nơi nó hạ cánh.

Đơn cử, một vệ tinh của Liên Xô chạy bằng năng lượng hạt nhân đã rơi xuống miền bắc Canada vào năm 1978, dẫn đến khoản tiền phạt 3.000.000 USD cho việc dọn sạch phóng xạ vùng lãnh nguyên cho Canada.

Năm 1979, trạm vũ trụ Skylab nặng gần 100 tấn của NASA rơi xuống một thị trấn nhỏ của Úc; Trạm vũ trụ Salyut-7 nặng 43 tấn của Liên Xô rơi xuống Argentina vào năm 1991.

Và vào tháng 5 năm 2020, các mảnh vỡ của tên lửa Long March 5B khác của Trung Quốc đã trút xuống ít nhất hai ngôi làng dọc Bờ Biển Ngà của châu Phi. Các thanh kim loại dài được cho là đã làm hư hại một số tòa nhà ở Bờ Biển Ngà, may mắn không có thương vong nào được báo cáo.

Vào thời điểm đó, Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 của Không quân Mỹ cho biết tên lửa của Trung Quốc đã bay thẳng qua các thành phố lớn của Mỹ - bao gồm cả thành phố Los Angeles và thành phố New York - rồi sau đó rơi xuống Bờ Biển Ngà.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật