Người Việt giữa cơn “sóng thần” COVID-19 tại Ấn Độ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện chỉ còn khoảng 100 người Việt tại Ấn Độ giữa cơn ’sóng thần’ COVID-19 đang bùng lên dữ dội ở quốc gia này.
Người Việt giữa cơn “sóng thần” COVID-19 tại Ấn Độ
Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải thông tin tình hình người Việt. (Ảnh chụp màn hình)

Tính đến 25/4, Ấn Độ có 4 ngày báo cáo số ca COVID-19 mới cao nhất thế giới. Trong làn sóng COVID-19 thứ 2, hệ thống y tế nước này quá tải, những người mắc bệnh đối mặt với nguy cơ cao không được chữa trị kịp thời.

Cư dân nước ngoài cũng phải đối mặt với những rủi ro lớn. 

Nhiều cán bộ ĐSQ Việt Nam nhiễm bệnh

Trước khi dịch bệnh xảy ra, ở Ấn Độ có khoảng 1.000 người Việt Nam sống rải rác ở các tiểu bang, thành phố khác nhau với đặc thù công việc và cuộc sống khác nhau.

Theo Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải, ưu tiên của các cơ quan Việt Nam trong suốt năm 2020 đến nay là bảo vệ công dân và đưa người Việt ở nước ngoài hồi hương. 6 chuyến bay đã được tổ chức, đưa gần 1.000 người Việt từ Ấn Độ về nước.

“Số người Việt Nam hiện tại ở Ấn Độ khoảng xấp xỉ 100. Cũng rất may là chúng ta đưa được phần lớn bà con về để tránh ‘cơn bão’ thứ hai”, ông nói.

Để hỗ trợ người Việt tại Ấn Độ đối phó với dịch bệnh, Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan luôn duy trì đường dây nóng để lắng nghe tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của mọi người, sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần thiết và hỗ trợ cho các hoàn cảnh đặc biệt.

“Ví dụ như vừa qua, một số kỹ sư xây dựng đang công tác tại Ấn Độ mắc bệnh và một số chuyển biến rất xấu. Chúng tôi theo sát tình hình và cũng đã làm việc với Bộ Ngoại giao và cơ quan chức năng của Ấn Độ để đưa một số trường hợp nặng vào bệnh viện chữa trị. Rất may những trường hợp này được chữa trị kịp thời và đến nay tình hình sức khỏe cũng dần ổn định”, ông Hải thông tin.

Trong quá trình công tác, nhiều cán bộ Đại sứ quán cũng nhiễm bệnh nhưng vẫn đặt nhiệm vụ lên trên, cố gắng vừa duy trì đảm bảo sức khoẻ mà vẫn bám trụ lại địa bàn để hỗ trợ cộng đồng. 

Một bệnh nhân COVID-19 thở oxy trong ô tô trong khi chờ giường bệnh ở New Delhi, ngày 24/4. (Ảnh: AP)

Nguy cơ t‌ử von‌g cao

Theo ông Đỗ Thanh Hải, qua 6 chuyến giải cứu, số lượng người Việt Nam tại Ấn Độ không còn nhiều, sống rải rác tại các tiểu bang khác nhau. Nhưng giống như người dân Ấn Độ, người Việt Nam phải đối diện với rất nhiều khó khăn.

“Thứ nhất là nguy cơ lây nhiễm cao. Lấy ví dụ, tại New Dehli, cứ 3 người xét nghiệm thì khả năng có 1 một người bị nhiễm", ông cho biết.

Tiếp đến là điều kiện sống không thuận tiện, việc phong toả và giới nghiêm khiến việc đi lại, mua bán nhu yếu phẩm khó khăn hơn thường ngày.

Thứ ba là nguy cơ mắc bệnh cao, khi mắc rồi rất dễ bị nặng và nguy cơ t‌ử von‌g cao, vị Tham tán giải thích. "Đa số người Ấn Độ điều trị ở nhà, chỉ khi bệnh nặng mới đến viện. Hiện tại bệnh viện thiếu hụt thuốc men, giường bệnh, oxy, máy thở, phòng chăm sóc đặc biệt… và không đủ điều kiện để chăm sóc người bệnh".

Ngoài ra, cộng đồng cũng phải đối mặt với sức ép tâm lý, tình cảm. Tham tán Đỗ Thanh Hải nhận định: "Những người ở xa quê, trong môi trường dịch bệnh và phải đối phó với những thách thức trong cuộc sống khiến họ có tâm lý rất căng thẳng”.

Vì sao lây lan nhanh đến vậy

Chuyên gia và cơ quan chức năng nhận định có 3 nguyên nhân chính khiến dịch bùng phát như hiện nay.

Thứ nhất, Ấn Độ là quốc gia đông dân cư, tập trung đông ở các thành phố lớn, điều kiện sống của một số cộng đồng khó khăn. Đây là môi trường lý tưởng để dịch bệnh phát triển.

Thứ hai là do xuất hiện một số biến chủng mới chưa được nghiên cứu đầy đủ. Theo một số đánh giá thì các biến chủng này nguy hiểm hơn bởi tốc độ lây nhiễm cao hơn, triệu chứng bệnh nặng hơn, đồng thời có khả năng trốn miễn dịch. Mức độ lây nhiễm của biến chủng mới cao gấp 3-4 lần biến chủng cũ.

"Thứ ba, theo chúng tôi là nguyên nhân chính, đó là do tâm lý chủ quan. Trong tháng 1-2/2021, số ca bệnh của Ấn Độ (giảm) về 10.000 người/ngày, số người chết dưới 100. Rất nhiều người dân cho rằng Ấn Độ đang bước vào giai đoạn cuối của dịch bệnh, lơ là không đeo khẩu trang, tập trung đông người.

Các lễ hội thể thao, tôn giáo tập trung có khi lên từ trăm nghìn người đến cả triệu người. Đây là môi trường lý tưởng để virus lây lan trên diện rộng”, ông Hải nói. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật