Lễ hội Hoa Lư - tinh hoa hội tụ trên kinh đô đá

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỗi dịp tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân cả nước lại nô nức chảy hội Hoa Lư - lễ hội truyền thống ở tỉnh Ninh Bình được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức hai vị vua trị vì Nhà nước Trung ương phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta - Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, khởi đầu cho triều đại nhà Lý định đô ở Thăng Long sau này.
Lễ hội Hoa Lư - tinh hoa hội tụ trên kinh đô đá
Múa rồng ở đền vua Đinh Tiên Hoàng trong Lễ hội Hoa Lư.

Lễ hội Hoa Lư có nhiều nghi lễ độc đáo và các hoạt động văn hóa đặc sắc, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng, đăng quang lên ngôi Hoàng đế vào năm 968.

Độc đáo nhất là lễ rước nước gắn với truyền thuyết rồng vàng nổi lên trên sông Hoàng Long đưa Đinh Bộ Lĩnh (tên của vua Đinh Tiên Hoàng thuở chăn trâu, tập trận) qua sông. Trong lễ rước nước, chủ tế phải cao giọng đọc lời chú, đại lược là: “Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn Rồng Vàng ở sông này đã cứu giúp vị Hoàng đế nước Đại Việt, sau dựng nên cơ nghiệp nhà Đinh, dẹp nạn cát cứ, thu giang sơn về một mốt. Cầu mong thần linh giữ cho dòng nước mát hiền hòa, phù trợ cho dân nước Đại Việt tránh mọi điều ác dữ...”.

Hội thi mâm ngũ quả tiến vua. 

Lễ rước nước có nhiều người dân tham dự, dẫn đầu là đoàn người mang cờ ngũ sắc, đi hàng đôi. Kế tiếp là phường bát âm cử nhạc réo rắt các làn điệu: Kim tiền, bình bán, lưu thuỷ, xuân phong, cùng tiếng trống, tiếng thanh la âm vang sôi động rước nước từ sông Hoàng Long về đền vua Đinh phục vụ tế lễ.

Không gian của Lễ hội Hoa Lư trải rộng một vùng lớn được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao. Khi tạo dựng kinh đô Hoa Lư, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi làm thành, lấy sông làm hào sâu, cho nên cố đô Hoa Lư được mệnh danh là kinh đô đá. Ngày nay, cố đô Hoa Lư còn nhiều dấu tích thành nội, thành ngoại, dấu tích khảo cổ học bao quang các khu vực đền vua Đinh, đền vua Lê cùng nhiều di tích khác như: Chùa Nhất Trụ, phủ Bà Chúa, núi Mã Yên, động Am tiêm, Thiên Tôn Động... Tất cả các dấu tích đó đều gợi nhớ một thuở hào hùng của dân tộc và trở thành di lịch lịch sử văn hóa dặc biệt của quốc gia.

Khách du lịch thăm quan các di tích lịch sử văn hóa ở cố đô Hoa Lư.

Phần hội Hoa Lư năm nay có nhiều chương trình đặc sắc như: Hội thi mâm ngũ quả tiến Vua, thi kéo chữ; thi vật dân tộc, chọi gà, thi đua thuyền, hội trại, trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống ở Hoa Lư; các hoạt động hội thảo, nghiên cứu làm phát lộ thêm những giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư.  

Lễ hội là một trong những điều kiện để phát triển du lịch, với những giá trị lịch sử, văn hóa, hội tụ thành tinh hoa trên kinh đô đá, Lễ hội Hoa Lư được coi là điểm “nhấn” của Lễ khai mạc “Năm Du lịch Quốc gia - Ninh Bình 2021”, với chủ đề “ Hoa Lư - Cố đô nghìn năm”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật