Vì sao khi thắp hương, có quan niệm “Lợn quay ra, gà quay vào”?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi làm lễ, người ta thường dùng lợn quay, gà luộc để cúng. Tuy nhiên, khi sắp xếp lễ, dân gian có quan niệm “lợn quay ra, gà quay vào“. Vì sao lại như vậy?
Vì sao khi thắp hương, có quan niệm “Lợn quay ra, gà quay vào”?
“Lợn quay ra, gà quay vào“ có ý nghĩa gì khi đặt lên mâm cúng.

Bố trí mâm cúng lễ là thao tác vô cùng quan trọng. Nhất là với lễ mặn, có gà luộc hay heo quay, cần tuân theo phong tục dân gian là “lợn quay ra, gà quay vào". Tuy nhiên, không nhiều người biết được điều này có nghĩa là gì và vì sao phải làm vậy.

Sở dĩ có câu này là do thời xưa, khi làm mâm cơm cúng, người ta sẽ đặt thủ lợn hoặc cả con lợn quay hướng ra phía ngoài sân, ngoài cổng nhà. Với mâm cơm cúng có gà luộc, gia chủ sẽ đặt theo hướng đầu gà quay vào trong.

Cúng lợn quay, gà luộc vốn để cầu tài lộc. Theo phong thủy, heo là lễ vật có thể giúp gia chủ tăng thêm may mắn, mang lại cuộc sống thịnh vượng, giàu sang cho nhiều thế hệ. Heo sinh sản tốt, còn biểu thị ý nghĩa tài lộc dồi dào, vận may nối nhau kéo tới.

Cúng heo nguyên con hoặc đầu heo, để hướng đầu ra ngoài, là cách chiêu tài hút lộc.

Với gà luộc, hầu hết các gia đình sẽ quay đầu gà về phía bát hương. Gà ở trong tư thế chân quỳ, cánh duỗi hoặc vỗ cánh, há miệng, giống như đang dự chầu. Đầu gà quay vào là hướng về phía chầu, gà quay đầu ra biểu thị thái độ từ chối chầu, có thể phạm vào kiêng kị.

Gà thường được đặt quay đầu về phía bát hương, theo thế dự chầu.

Bên cạnh đó, khi cúng gà vào lễ tết, người ta còn để gà ngậm một bông hồng đỏ, tượng trưng cho hình ảnh gà gáy gọi ông mặt trời trong ngày đầu năm mới. Cách sắp xếp này sẽ mang đến vận đỏ cho gia đình.

Gà ngậm hoa hồng là cách “gọi lộc" vào nhà theo quan niệm của dân gian.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật