F-15E đánh thẳng vào khu vực Nga kiểm soát

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong cuộc không kích vào Al Bukamal, Syria hôm 25/2, tiêm kích F-15E Strike Eagles của đã nhận được sự hỗ trợ từ máy bay E-11A.
F-15E đánh thẳng vào khu vực Nga kiểm soát
tiêm kích F-15E Strike Eagles của Không quân Mỹ.

Theo thông cáo của Lầu Năm Góc tối 25/2, cuộc không kích được tiến hành kết hợp với những biện pháp ngoại giao, bao gồm tham vấn với các đồng minh tại khu vực.

"Chiến dịch đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng Tổng thống Biden sẽ hành động để bảo vệ nhân lực của Mỹ và đồng minh. Chúng tôi cũng hành động theo phương án nhằm giảm căng thẳng chung tại đông Syria và Iraq", thông cáo viết.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyd Austin khẳng định mục tiêu không kích là cơ sở của các nhóm dân quân đã tập kích lực lượng Mỹ và đồng minh tại Iraq.

"Chúng tôi biết mình đánh vào đâu", ông nói và thêm rằng Lầu Năm Góc đã đề xuất phương án tấn công.

Quan chức Mỹ giấu tên cho biết, các tiêm kích F-15E của không quân đã thực hiện cuộc tấn công. Chiếc tiêm kích này đóng quân tại Jordan, thường được huy động cho các đòn tấn công trả đũa quy mô nhỏ tại Trung Đông trong những năm gần đây.

"Mục tiêu bị tấn công thuộc Al Bukamal, khu vực biên giới Syria - Iraq, tại cửa ngõ chủ chốt thường được các tay súng Iran dùng để tiến vào Iraq. Đây là khu vực do Quân đội Ả Rập Syria (SAA) và lực lượng Nga kiểm soát", Fox News dẫn lời quan chức giấu tên cho hay.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đã thông báo với Nga về cuộc không kích tối 25/2 qua đường dây nóng giải tỏa căng thẳng tại Syria và cũng không có bất kỳ tên lửa đánh chặn nào được SAA phóng lên khi cuộc không kích xảy ra.

Không có thông tin về vũ khí phòng không Nga triển khai tại Al Bukamal nhưng lực lượng SAA được cho là đang bố trí hệ thống Buk-M2 và S-125 tại khu vực này. Tuy nhiên hiện chưa rõ nguyên nhân khiến toàn bộ phòng không Syria tại đây đều bất động.

Được biết, để thực hiện cuộc tấn công, F-15E Strike Eagles không đơn độc mà nhận được sự hỗ trợ đắc lực của máy E-11A Battlefield Airborne Control Node (BACN).

"BACN được ví như wifi trên trời, nhiệm vụ của chúng đặc biệt quan trọng. Những chiếc E-11A đóng vai trò cửa ngõ kết nối thông tin, cho phép khí tài sử dụng thiết bị vô tuyến khác nhau có thể liên lạc và chia sẻ dữ liệu trên chiến trường", Fox News cho biết.

Quân đội Mỹ triển khai nhiều hệ thống đường truyền dữ liệu (datalink) để chia sẻ thông tin chiến thuật giữa các khí tài, nhưng nhiều thiết bị trong số đó không tương thích với nhau.

tiêm kích F-15 của không quân có thể chia sẻ dữ liệu mục tiêu với chiến đấu cơ F/A-18E/F của hải quân nhờ đường truyền Link-16, nhưng phi cơ F/A-18 lại không chuyển tiếp thông tin được cho oanh tạc cơ B-52 hoặc B-1B không quân.

Chính vì vậy, BACN là giải pháp hữu hiệu, giúp các khí tài khác nhau của Mỹ "hòa mạng" làm một và giúp kết nối binh sĩ dưới mặt đất với kiểm soát không lưu tiền phương (FAC) hoặc kiểm soát không kích liên quân (JTAC), nhất là trong địa hình phức tạp, gây ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu liên lạc.

Binh sĩ có thể kết nối với máy bay đồng minh qua BACN mà không cần di chuyển tới vị trí lộ liễu, dễ bị đối phương tấn công liên lạc bằng sóng vô tuyến.

Với những tính năng đặc biệt của BACN, Fox News cho rằng, rất có thể khi không kích vào Syria hôm 25/2, một số vũ khí và lực lượng khác của Mỹ cũng đã sẵng sàng cho tình huống bất ngờ xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật