Bulgaria “trộn” hai giải pháp Mỹ - Nga cho lò phản ứng hạt nhân

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Bulgaria hôm 20/1 đã quyết định dành ưu tiên cho cơ sở hạt nhân hiện có duy nhất của họ, ở Kozlodoui (phía bắc), và bỏ dự án xây dựng lò phản ứng thứ hai tại nhà máy điện Béléné, trong cùng khu vực.
Bulgaria “trộn” hai giải pháp Mỹ - Nga cho lò phản ứng hạt nhân
Dự án Béléné đang dang dở

Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Temenoujka Petkova thông báo rằng lò phản ứng mới sẽ được xây dựng ở Kozlodoui bằng cách sử dụng thiết bị đã được Nga chuyển giao cho Béléné. "Tất cả các điều kiện kỹ thuật đều được đáp ứng", theo một tuyên bố được phát trên truyền hình.

Nhà máy điện Kozlodoui, được xây dựng từ thời Liên Xô, hiện có hai lò phản ứng đang hoạt động (5 và 6). Các tổ máy số 1 đến số 4, được coi là lỗi thời, đã bị đóng cửa vào năm 1998 và 2006 theo yêu cầu của Brussels, điều này đã trở thành một trong những điều kiện để Bulgaria gia nhập EU.

Để xây dựng lò phản ứng mới, chính phủ Bulgaria đã thông qua đề xuất của Mỹ về một "giải pháp lai", kết hợp thiết bị Nga đã được cung cấp và công nghệ từ công ty Westinghouse của Mỹ. Không có chi tiết nào được tiết lộ về chi phí của dự án. Theo Thủ tướng Boïko Borissov, dự án sẽ hoạt động trong vòng 10 năm tới.

Được khởi động vào năm 1987 và bị đình chỉ nhiều lần vì lý do chính trị và lợi nhuận mặc dù hai lò phản ứng đã được Nga chuyển giao.

7 tập đoàn, bao gồm CNNC của Trung Quốc, Rosatom của Nga, Framatome của Pháp, General Electric của Mỹ, và KHNP của Hàn Quốc, đã nộp hồ sơ dự thầu vào tháng 8/2019 để hoàn thành dự án bị bỏ dở này.

Nhưng các nhà chức trách Bulgaria đã thay đổi dưới áp lực của những chỉ trích từ Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm tới Sofia vào tháng 10 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Francis Fannon đã tố cáo dự án có mục đích chính trị, giống như các chương trình năng lượng khác của Nga.

Có mối liên hệ lớn với Nga về mặt năng lượng, Bulgaria đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung của mình. Việc Bulgaria chọn kết nối với đường ống dẫn khí TurkStream, dự án hàng đầu của Moscow và Ankara, đã bị Mỹ chỉ trích nhưng Sofia đồng thời bắt đầu nhận khí từ đường ống Azeri qua Hy Lạp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật