Góc nhìn văn hóa: “Đùa” với tính mạng để... sống ảo!

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 10/1, một phượt thủ đã bị trượt chân, rơi xuống khe núi từ mỏm đá “tử thần“ Pải Lủng ở đèo Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được biết, phượt thủ này cùng nhóm bạn của mình đã leo lên mỏm đá để chụp ảnh và tai nạn đã xảy ra. May người này vẫn bảo toàn được mạng sống khi được lực lượng cứu hộ giải cứu thành công.
Góc nhìn văn hóa: “Đùa” với tính mạng để... sống ảo!
Ảnh minh họa

Xem Video: Hậu quả của việc sống ảo!!!

Khu vực mỏm đá "tử thần" đã được chính quyền và nhân dân địa phương cảnh báo nguy hiểm, không leo lên nhưng nhiều người vẫn chủ quan.

Không riêng mỏm đá "tử thần" ở đèo Mã Pì Lèng, rất nhiều nơi có địa hình nguy hiểm khác cũng đã và đang trở thành "điểm đến ưa thích" của nhiều nhóm phượt thủ. Họ đến đó chụp ảnh, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Bởi họ coi những bức ảnh trong tư thế "đùa với tử thần" như một "chiến tích" của mình!

Điều đáng lo ngại hơn là hành động liều lĩnh này lại "kích động" sự tò mò và hiếu thắng của nhiều người khác. Vì thế một số nơi đã thu hút rất đông các nhóm phượt thủ đến để cùng "thi gan" (!).

Vụ phượt thủ bị ngã từ mỏm đá "tử thần" trên đèo Mã Pì Lèng không phải là vụ tai nạn đầu tiên và hậu quả cũng không phải là nghiêm trọng nhất xảy ra đối với những pha "mạo hiểm" của khách du lịch nói chung, các nhóm phượt thủ nói riêng.

Cách đây hơn 1 tháng, tại Lâm Đồng, lũ đã cuốn trôi 4 người khi tham gia tour trải nghiệm tuyến leo núi Bidoup (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). 2 trong số 4 người du khách bị lũ cuốn đã thiệt mạng trong tour du lịch băng rừng này. Ở Lâm Đồng còn có các hoạt động du lịch mạo hiểm như: Đu dây qua các vách núi hay trải nghiệm trượt thác, chèo thuyền qua ghềnh thác... nhưng việc kiểm soát người ra vào, lực lượng tuần tra, bảo vệ ở những khu vực nguy hiểm chưa được chặt chẽ.

Năm 2016, tại khu vực thác Datanla (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã xảy ra vụ 3 du khách Anh t‌ử nạ‌n. Theo điều tra của cảnh sát Anh, cả 3 du khách này đều mặc áo phao và đội mũ bảo hiểm khi họ trượt theo đường trượt nước tự nhiên để xuống hồ nước sâu khoảng 1,8m. Tuy nhiên, họ đã "biến mất" ở tầng nước tiếp theo và t‌ử nạ‌n khi đi trên thác nước ở độ cao khoảng 15,24m. Cũng tại địa điểm này vào năm 2018 đã xảy ra vụ tai nạn làm một du khách Hàn Quốc t‌ử von‌g.

Đi phượt cùng các loại hình du lịch mạo hiểm như: Trekking (đi bộ dài ngày), leo núi, vượt thác, lượn dù... ngày càng phổ biến, được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Và đúng như tên gọi, đã tham gia trekking - nhất là những cung đường "khó xơi" như leo Fansipan tuyến Sín Chải, cung Tà Xùa - Làng Sáng (Tây Bắc) hay cung Tà Năng - Phan Dũng (Trung Nam bộ), phượt thủ luôn phải đối mặt với nguy hiểm chực chờ. Mọi sự bất cẩn hoặc liều lĩnh đều có thể phải trả giá đắt.

Sự thiệt hại ở đây chính là mạng người, là thứ không bao giờ có thể quay trở lại hay khắc phục được. Vì thế, tốt nhất là đừng "đùa" với tính mạng của bản thân để chỉ được "sống ảo" trong vài phút giây ngắn ngủi.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật