Cuộc sống của người dân vùng cao trong điều kiện thời tiết giá rét khắc nghiệt

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiệt độ giảm sâu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của bà con vùng cao. Nhịp sống nơi đây cũng ít nhiều bị thay đổi đáng kể.
Cuộc sống của người dân vùng cao trong điều kiện thời tiết giá rét khắc nghiệt
Một chú trâu qua đời trong thời tiết giá lạnh. Ảnh: Báo Tuổi trẻ năm 2016.

Xem Video: Cuộc sống khó khăn ở nơi rét nhất cả nước

//

Đối với người dân vùng cao, cái nghèo là thứ kéo dài dai dẳng nhất, bởi dù có bao nhiêu chính sách hỗ trợ hay nhận được sự giúp đỡ từ những đoàn từ thiện thì nơi đây vẫn là vùng khó khăn nhất.

Ở nơi núi non hiểm trở, đón đầu những gì khắc nghiệt nhất của thiên nhiên, vùng cao chính là như vậy. Đặc biệt vào mùa đông thì mang đến cái lạnh thấu xương, đó là chưa kể tới đời sống vật chất tinh thần của những người dân nơi đây luôn thiếu thốn.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên trong ngày và đêm nay (11/01), vùng núi cao có nơi dưới 0 độ, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.

Do nhiệt độ giảm sâu, thời tiết quá lạnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tại nhiều địa phương, người dân đã hạn chế việc ra đồng, lên nương rẫy, nhiều gia đình đã phải đốt lửa sưởi ấm. Công tác phòng chống rét cho gia súc, vật nuôi và cây trồng được người dân tích cực thực hiện.

Ảnh: Báo Gia đình và xã hội năm 2016.

Ảnh: Infonet năm 2016.

Báo Báo 2018.

Nhiều trâu bò, gia súc lăn ra chết vì lạnh giá. Ảnh Thông tấn xã Việt Nam năm 2020.

Dù vậy, với những người đang độ tuổi lao động, dù rét đến mấy, họ vẫn phải tiếp diễn với những công việc nhà nông hàng ngày. Tuy nhiên, nhịp lao động cũng trầm lại, sẽ phải có những thay đổi nhất định theo diễn biến của thời tiết hiện tại.

Báo Báo năm 2019.

Rất ít những đứa trẻ có đủ quần áo ấm để mặc vào mùa đông, nhưng dường như chúng vốn quen với thời tiết và cuộc sống như vậy.

Nhiều trẻ con vùng cao không có quần áo ấm để mặc. Báo Gia đình chụp năm 2016.

Vào ngày 15/12 vừa qua, Ðoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai có buổi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với rét đậm, rét hại tại tỉnh Lào Cai. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra 34 đợt thiên tai với nhiều loại hình như rét đậm, rét hại, mưa đá, gió lốc, nắng nóng…

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai có gần 45.770 hộ chăn nuôi đàn gia súc với gần 147.900 con, cho nên việc chống rét cho đàn gia súc trong mùa đông là quan trọng hàng đầu.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên sẽ xảy ra rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi cao từ 5 - 7 độ C.

Ảnh Zing.vn năm 2016.

Ảnh: báo Báo  năm 2016.

Ảnh: Báo Báo năm 2016.

Nhiều hoa màu của người dân bị chết do lạnh giá. Báo Lào Cai năm 2016.

Mới đây, không khí lạnh cường độ mạnh tăng cường đã kéo nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, các tỉnh ở miền núi phía Bắc có nơi xuống dưới 0 độ C. Những ngày vừa qua, băng giá và sương muối xuất hiện ở nhiều tỉnh thành như đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Phia Oắc (Cao Bằng). Đến tối hôm qua và sáng nay (11/1) ở Y Tý, (Bát Xát Lào Cai) đã ghi nhận có tuyết rơi.

Việc thời tiết rét đậm, rét hại gây ra những thiệt hại nặng nề cho bà con vùng cao, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn… Hi vọng rằng bà con sẽ chủ động ứng phó với thời tiết này để tránh rủi ro nhiều nhất trong mùa đông năm nay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật