Mỹ muốn đối trọng với Nga, Trung Quốc tại Bắc Cực

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bối cảnh vùng biển Bắc Cực ngày càng thuận lợi cho việc vận chuyển thương mại, thăm dò tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vừa công bố chiến lược mới dành cho Bắc Cực, kêu gọi tăng cường sự hiện diện thường trực, mở rộng kế hoạch cạnh tranh với Nga và Trung Quốc tại khu vực băng giá này.
Mỹ muốn đối trọng với Nga, Trung Quốc tại Bắc Cực
Tàu ngầm tấn công nhanh USS Connecticut của Mỹ tập trận tại Bắc Cực hồi năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ

“Trong những thập kỷ tới, tình trạng băng tan nhanh chóng cùng với vùng biển Bắc Cực ngày càng có thể đi lại được sẽ tạo ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho chúng ta. Do đó, nếu không có sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ và có mối quan hệ đối tác ở vùng Bắc Cực, hòa bình và thịnh vượng sẽ bị thách thức bởi Nga và Trung Quốc, vốn có lợi ích và giá trị khác biệt đáng kể so với chúng ta” - tờ USNI News trích dẫn tuyên bố của chiến lược.

Thật ra, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ trong những thập kỷ gần đây vẫn hiện diện ở Bắc Cực, nhưng chủ yếu là dưới lớp băng hoặc trên không. Tuy nhiên, giữa lúc sự cạnh tranh trong khu vực ngày càng tăng, Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite cho rằng Washington cần phải có sự hiện diện trên bề mặt Bắc Cực một cách rõ ràng hơn.

Ðể làm được điều này, Hải quân xứ cờ hoa còn rất nhiều điều phải làm. Một là, họ cần xây dựng các cảng và sân bay. Theo ông Braithwaite, không có khả năng Hải quân Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng mới, thay vào đó sẽ tìm cách tận dụng các cơ sở hạ tầng hiện có do các đối tác quốc tế vận hành, chẳng hạn như trạm không quân mới mở ở thành phố Evenes (Na Uy).

Hai là, Hải quân Mỹ cần được trang bị một số thiết bị phù hợp để có thể hoạt động ở vùng Cực Bắc. Theo đó, đơn vị này sẽ tiếp tục phát huy những tiến bộ trong nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá, gồm phát triển các thiết kế có khả năng chịu được thời tiết lạnh, mô hình dự báo, cảm biến, hệ thống thông tin liên lạc cũng như hệ thống định vị, đồng thời nâng cao năng lực để có thể đáp ứng các yêu cầu trong tương lai. Chiến lược cũng yêu cầu Hải quân Mỹ đánh giá và ưu tiên triển khai hệ thống C5ISR (chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, hệ thống tác chiến, tình báo, giám sát và trinh sát) tại Bắc Cực, từ đó phát triển các mạng lưới và hệ thống thông tin có khả năng tương thích với lực lượng tác chiến hải quân, các trung tâm hoạt động và các kế hoạch mang tính chiến lược. Ngoài ra, chiến lược còn yêu cầu Hải quân Mỹ đánh giá và hiện đại hóa các lực lượng hiện có và tương lai để cung cấp phương án tuần tra và tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực.

Và ba là, Hải quân Mỹ cần có một nhiệm vụ rõ ràng. Chiến lược đặt ra mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh hàng ngày nhằm tránh cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lớn hơn sau này. “Lực lượng Hải quân Mỹ phải hoạt động quyết đoán hơn trên khắp vùng Bắc Cực để giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh hằng ngày, trong bối cảnh chúng ta bảo vệ lãnh thổ, giữ cho vùng biển Bắc Cực tự do và rộng mở, đồng thời ngăn chặn các hành vi cưỡng bức và xâ‌m lượ‌c” - chiến lược nêu rõ.

Tham vọng của Ấn Độ

Tương tự, Ấn Ðộ cũng vừa công bố dự thảo chính sách về Bắc Cực. Tờ The Diplomat trích một phần dự thảo nêu rõ, Ấn Ðộ tìm cách giữ vai trò xây dựng ở Bắc Cực, bằng cách tận dụng kiến thức khoa học và chuyên môn của mình trong nghiên cứu Dãy Himalaya và Bắc Cực. New Delhi cũng muốn đóng góp một phần vào việc đảm bảo rằng khi Bắc Cực trở nên dễ tiếp cận hơn, việc khai thác các nguồn tài nguyên tại khu vực được thực hiện một cách bền vững và phù hợp với các tiêu chí mà Hội đồng Bắc Cực đưa ra.

Dự thảo chính sách Bắc Cực của Ấn Ðộ được cho là một phần trong chiến lược cạnh tranh sâu rộng của New Delhi trước đối thủ Bắc Kinh. Dự thảo này lo ngại Bắc Cực trở thành “sân khấu cho quyền lực và cạnh tranh” như cách Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mô tả về khu vực này.

Trước đó, Trung Quốc, tự nhận là “quốc gia cận Bắc Cực” dù nằm cách Vòng Bắc Cực tới 3.000km, cũng đã công bố sách trắng về chính sách Bắc Cực vào tháng 1-2018, đặt ra tham vọng hình thành “Con đường tơ lụa Bắc Cực” bằng cách mở ra các tuyến đường vận tải và khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật