Tâm sự của du học sinh Việt sau một tháng du học: Cứ tưởng mình oai hùng, từng trải, năng động lắm

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có bao giờ bạn mơ đặt chân đến một đất nước xa xôi ở phía bên kia trái đất, đến khi bạn thật sự đặt chân đến đó rồi, thấy nó còn xa vời hơn cả trong những giấc mơ?
Tâm sự của du học sinh Việt sau một tháng du học: Cứ tưởng mình oai hùng, từng trải, năng động lắm
Ảnh minh họa

Ở trọ ký túc xá Paris

Tôi bước vào phòng trọ đầu tiên của mình trên đất Pháp. Căn phòng trọ rẻ tiền ấy thực ra nằm trong khu ký túc xá quốc tế đẹp và hoành tráng của Paris: Cité Universitaire ‒ một khuôn viên rộng mênh mông với các tòa nhà, vườn hoa, sân bóng, thư viện, nhà ăn… Mỗi tòa nhà trong khu này ưu tiên cho sinh viên đến từ một nước, một khu vực địa lý hay một chuyên ngành nào đó. Những sinh viên sống ở đây được hưởng nhiều quyền lợi và hỗ trợ của chính phủ, có rất nhiều sinh viên được ở miễn phí. Nhưng để giành được một suất ở chính thức như vậy, bạn phải là sinh viên đi du học theo diện học bổng chính phủ, hoặc phải làm hồ sơ, nộp đơn chờ đợi xét duyệt rất lâu, có khi cả năm trời.

Còn tôi mới đến Paris có bốn ngày. Tôi ở đây theo đúng kiểu “ở trọ”, tức là chỉ ở tạm thời và trả tiền theo từng ngày, bởi thế mà mức phí đắt hơn nhiều so với giá thuê hàng tháng của các sinh viên trong khu này, tuy nhiên, với chúng tôi, đó đã là mức giá rẻ nhất có thể rồi. Căn phòng đúng ra chỉ dành cho một người, nhưng chúng tôi có hai, vì thế một đứa đàng hoàng làm giấy tờ, còn đứa kia vào theo kiểu “ở chui”.

Một đứa được phát cái thẻ nhựa có đục lỗ để mở cửa bếp hay khu phòng tắm, nhà vệ sinh một cách đàng hoàng, đứa còn lại kiếm cái thẻ điện thoại cũ ngồi mài mài, đục đục một lúc thì cũng được đi toilette đàng hoàng không kém. Trong phòng chỉ có một cái giường đơn, vì thế, đứa được nằm giường thì sẽ không có đệm, chỉ trải chăn để nằm, còn đứa kia thì trải đệm xuống đất, chuyện ngủ và vệ sinh như thế là giải quyết xong.

Trong phòng ngoài cái giường ra còn có thêm một tủ quần áo, một cái bàn và một cái ghế. Nhà vệ sinh, buồng tắm và bếp đều ở bên ngoài, dùng chung. Cả tôi và cậu bạn ở chung phòng đều đã trải qua đời sinh viên, nhưng chưa từng nếm mùi ở trọ, cái gì cũng bỡ ngỡ. Từ phòng tôi ra bếp chung khá xa, nấu được bữa cơm hai đứa cứ chạy đi chạy về mãi, lại còn thiếu thốn đủ thứ. Nhớ hôm đầu thèm cơm rang mà rang lên nếm đi nếm lại cứ thấy nhạt nhạt, thiêu thiếu cái gì, thêm muối mãi vẫn thấy nhạt. Tối ăn xong thì khát nước khủng khiếp, hóa ra không phải vì thiếu muối mà là thiếu nước mắm, thiếu mì chính: những thứ mà bên này không dễ gì có được, nhất là ở bên này không ai ăn mì chính.

Chúng tôi ở khu nhà trọ đó hơn một tháng, giờ nghĩ lại vẫn có nhiều chuyện buồn cười đến chết. Có hôm đi học về, thấy trên đường đầy thứ hạt gì giống như hạt dẻ, mà rất to, hai thằng hớn hở bảo nhau đúng là xứ văn minh, hạt dẻ rụng đầy đường mà không ai buồn nhặt. Chúng tôi liền nhặt về một túi to, đợi tối ăn cơm xong thì mang ra bếp nướng để “nhâm nhi” trong lúc học đêm, ai dè để được một lát thì khói um lên, hệ thống chống chá y tự động rú chuông, phun nước các hành lang, sinh viên chạy ùa ra, nhiều anh chị chỉ mặc quần áo l ót, vừa chạy vừa chửi đứa nào nghịch dại.

May mà khu ký túc xá chưa có camera nên hai chú “ngố” Việt Nam không bị phát hiện, và hai chú ngố cũng quần áo ngủ chạy ra ngoài, vừa chạy vừa c hửi thật to thằng đi ên nào làm ông phải khổ. Sau này mới biết muốn nhặt hạt dẻ cũng dễ, nhưng phải vào rừng, còn loại cây có hạt giống như thế trồng trong phố thì không ăn được, mà hạt có rất nhiều nước, khi cho lên bếp thì hiển nhiên khói sẽ bốc lên nghi ngút như c háy nhà.

Ở đây, mỗi tầng sẽ có một khu nhà tắm dành cho nam và một khu cho nữ. Tôi không biết bên khu nữ thế nào, còn bên khu nam, để hạn chế các anh tắm quá lâu tốn nước, các công tắc điện đã được lập trình sẵn để mỗi lần bật, đèn sẽ sáng tối đa hai mươi phút, sau đó thì tự động tắt. Nếu ai tắm lâu hơn thì cứ một lúc lại phải quấn khăn mò ra bật lại đèn.

Nhìn ông bạn thư sinh cẩn thận và sạch sẽ, tôi biết anh chàng này thế nào cũng tắm lâu nên hai thằng cùng vào hai phòng tắm cạnh nhau, tôi tắm xong thì chào đi về trước, nhưng tôi không về, đứng đợi ở gần cái công tắc tổng, một lúc sau đúng là đèn tắt, thấy ông bạn vừa lẩm bẩm kêu ca, vừa quấn khăn mò ra lần tìm công tắc, đợi đến gần thì tôi quát to một tiếng, ông bạn hoảng quá vứt cả khăn chạy ra hành lang, vừa chạy vừa hét làm các cô trong phòng cũng nhao ra, rồi nhìn thấy ông bạn của tôi trong tình trạng ấy thì lại hét lên và lao vào phòng đóng chặt cửa lại. Thế mà người ta bảo là học trò chỉ đứng thứ ba về nghị ch phá.

Một tháng ở ký túc xá

Một tháng ở ký túc xá là một tháng nhớ quê nhà đến quay quắt, nhớ quặn ruột. Một gã trai 23 tuổi như tôi, quậy phá suốt những năm trung học rồi đại học, hoạt động sôi nổi, gặp đủ loại người, va chạm đủ mọi thứ chuyện, đã tưởng mình chai sạn lắm, trưởng thành lắm, khi xa nhà cũng chỉ như đứa trẻ thèm hơi mẹ, giá được khóc gào lên như em bé thì chắc cũng nguôi ngoai được phần nào. Nhưng không khóc, không than thở, bởi vậy nỗi nhớ mới càng quằn quại hơn: Nhớ Hà Nội, nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ bạn bè và nhất là hình bóng của một người con gái. Nhớ từ những thứ hoành tráng ấn tượng đến những thứ tầm thường nhất. Mỗi đêm, ký ức tôi lại soạn ra đủ những món ăn hoài niệm cho mình nằm gặm nhấm, gặm đến năm giờ sáng, mệt quá cũng ngủ thiếp đi, hôm nay gặm mãi chưa hết, đêm mai lại nằm gặm tiếp.

Một tháng ở ký túc xá là một tháng mong thư, ngồi đọc thư rồi lại viết thư. Internet hồi đó còn là một thứ xa xỉ, ở Việt Nam không phải ai cũng có, nếu có thì việc dùng cũng hạn chế, nên thư tay vẫn là phương tiện liên lạc thường xuyên nhất. Ngoài những lúc đi học và nấu nướng, ăn uống tắm giặt, còn lại tôi chỉ đọc thư và viết thư Lần đầu tiên khám phá ra rằng đọc thư thôi cũng có thể đem lại đủ thứ cảm giác: hạnh phúc, vui vẻ, đau đớn, hoài nghi, khao khát… Đọc thư mà có lúc người nóng ran lên, trán toát mồ hôi như phát s ốt, có lúc cười tủm tỉm, mắt long lanh, có lúc cáu kỉnh vo viên lá thư ném vào một góc, rồi lúc sau lại mang ra vuốt vuốt, nâng niu như báu vật. Có lá thư đọc xong giấu kỹ quá, mấy hôm sau tìm không thấy thì phát đi ên lên, lục tung nhà vẫn không thấy đâu liền ngồi thừ ra cả buổi, đến nỗi cậu bạn chạy đến sờ đầu, lay hỏi, tưởng mình hóa đá rồi.

Nói tóm lại, chỉ vì mấy lá thư thôi mà biến mình thành một kẻ như mất trí. Có lá thư đọc đi đọc lại cả chục lần, thuộc cả dấu chấm dấu phẩy, nhớ cả chữ nào bị nhòe vì nước mắt người viết mà vẫn còn đọc lại nữa. Đọc rồi lại ngồi viết, viết rồi gửi đi, rồi hồi hộp mong chờ hồi âm, rồi lại trả lời. Có lúc tôi tự nhủ: “Mình đi cả chục ngàn cây số sang đây để du học hay là để ngồi đọc thư?” Nếu chỉ thế này thì ở nhà cho xong. Một tháng ở ký túc xá là một tháng ăn ruốc, vì lúc đi mẹ tôi bảo để mẹ làm thật nhiều ruốc, sang Pháp lúc nào bận học hay không có thời gian hoặc thèm món Việt Nam thì lấy ra ăn. Sang đây học chưa bận lắm, thời gian vẫn có, cũng chưa thèm món ăn quê nhà nhưng đi chợ nhìn giá quy đổi ra tiền Việt thì không dám mua gì, chưa kiếm được việc làm thêm thì càng không dám tiêu, thành ra tôi chỉ ăn ruốc.

Sáng thì ruốc kẹp bánh mì, trưa thì mì tôm nấu ruốc, tối về lại nấu cơm ăn với ruốc cùng trứng tráng. Hồi đó tôi ăn ruốc nhiều đến nỗi cả chục năm sau ngửi thấy mùi ruốc đầu óc vẫn còn qu ay cuồ ng không nghĩ được gì. Ăn đến nỗi hồi đó có một đêm, tôi mơ giấc mơ kỳ lạ, bản thân biến thành một chú chó nhưng không sủa “gâu, gâu” mà luôn gắt lên “ruốc, ruốc”. Chắc tôi nhớ đến việc mỗi khi gặp bạn ở trường chúng nó lại hỏi hôm nay mày ăn gì. Tỉnh dậy, nghĩ đến giấc mơ ấy, tôi lại cười đau bụng, cười đến chảy nước mắt. Một tháng ở ký túc xá là một tháng tôi vật lộn với c ơn thèm thu‌ốc l‌á. Thời sinh viên tôi hút nhiều thuốc, nhất là mỗi khi thức đêm học thi hay làm lập trình trên máy tính, có khi tôi hút hơn một bao thuốc chỉ trong một đêm. Trước lúc lên máy bay tôi rít một điếu thuốc cuối cùng với cậu bạn và hô “Quyết tâm, quyết tâm”.

Tôi biết rằng thu‌ốc l‌á ở Pháp đắt hơn ở Việt Nam đến chục lần, mà tôi thì chẳng biết có đủ tiền ăn không nữa. Quyết tâm của tôi càng được củng cố thêm khi đặt chân đến Pháp, thấy giá cả đắt đỏ, ngay cả dân Pháp cũng không mấy ai hút thuốc. Nhưng những cơn thèm thu‌ốc l‌á thì không chịu hiểu điều đó. Những ngày đầu tiên còn chịu được, có lẽ vì lượng nicotin dự trữ trong c‌ơ th‌ể tôi vẫn còn “đủ xài”. Càng về sau càng thèm, đến ăn cơm tôi cũng không còn thấy ngon Thèm đến mức có đêm đi về muộn cùng bạn, phố vắng tanh không một bóng người mà tôi cứ bảo nó: “Ở đâu đây có người hút thuốc”, nó bảo tôi hâm, thèm thuốc quá thành ra ảo tưởng. Vậy mà khi đi bộ đến cuối phố, tôi bảo ngửi thấy mùi thu‌ốc l‌á trên cao, chúng tôi ngẩng lên thì thấy trên gác năm có người đang đứng ngoài ban công hút thuốc thật.

Thế mới biết khứu giác của cơn thèm thuồng mạnh đến mức nào. Nhưng nó cũng không mạnh hơn được quyết tâm của tôi lúc ấy. Một tháng ở ký túc xá là một tháng thất vọng. Đó là lúc tôi khám phá ra nhiều điều, về một Paris không phải là một thành phố “trong mơ”, nhất là với một sinh viên nghèo ngoại quốc, về nỗi khốn khó tìm nơi ở, tìm việc làm thêm. Nhưng trên tất cả là nỗi thất vọng về bản thân: cứ tưởng mình oai hùng, từng trải, năng động lắm, sang đến xứ người thì ngơ ngác như chú thỏ non, cứ tưởng mình tài giỏi bách nghệ lắm mà hóa ra tiếng Pháp không nói được đã đành, tiếng Anh mười mấy năm đèn sách, lúc nào cũng đứng đầu lớp về điểm số hóa ra cũng chẳng ăn thua gì, trình bày một bài luận trước lớp cũng ấp a ấp úng. Nghe thầy giáo người Anh giảng bài mà tôi cảm thấy bất lực vì không hiểu gì.

Ở Việt Nam tôi chỉ giỏi Toán và Văn, các môn xã hội đều rất kém, sang đây chẳng biết nói chuyện gì với các bạn nước ngoài, không lẽ đố họ căn bậc hai với đồ thị hàm sin. Một tháng ấy (và tất cả những tháng sau đó) tôi sống bằng niềm tin và hy vọng. Tôi tin ở cuộc đời, ở chính mình và nghĩ rằng rồi mọi thứ sẽ ổn. Đấy là tin như vậy, còn thật ra, tôi chưa biết làm gì để mọi việc có thể ổn được, mọi thứ đều rối mù, mờ mịt xa vời. Có bao giờ bạn mơ đặt chân đến một đất nước xa xôi ở phía bên kia trái đất, đến khi bạn thật sự đặt chân đến đó rồi, thấy nó còn xa vời hơn cả trong những giấc mơ? Đó có lẽ là cảm giác của rất nhiều những sinh viên đi du học giống như tôi. 

(*) Nội dung tham khảo cuốn: Tôi và Paris- Câu chuyện một dòng sông. Tác giả: Hoàng Long.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật