Một năm căng mình chống dịch Covid-19: Những điều chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tròn 1 năm chống dịch Covid-19 (31/12-2019-31/12/2020), Việt Nam đã chống dịch Covid-19 có hiệu quả nhờ sự vào cuộc quyết liệt, ra quyết định nhanh chóng, thực hiện những điều chưa từng có tiền lệ...
Một năm căng mình chống dịch Covid-19: Những điều chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi kiểm tra công tác chuẩn bị điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ngày tận cùng năm 2019, Trung Quốc công bố ca bệnh Covid-19 đầu tiên, bắt đầu 1 năm chống dịch chật vật của cả thế giới. Tròn 1 năm (31/12/2020), thế giới có hơn 83,4 triệu ca Covid-19, gần 1,82 triệu ca t‌ử von‌g. Trong khi đó, Việt Nam sớm khống chế được dịch Covid-19. Hiện chúng ta có 1.465 ca Covid-19 và 35 ca t‌ử von‌g. 

Chúng ta đã luôn đi trước 1 bước trong các phương pháp phòng dịch và làm những điều chưa từng có tiền lệ. 

Ngay khi ca bệnh đầu tiên được Trung Quốc công bố ngày 31/12/2019, Bộ Y tế ngay lập tức đã họp khẩn để bàn cách ứng phó. Chúng ta nhận định, nguy cơ dịch Covid-19 vào Việt Nam rất cao do các ca bệnh xuất phát từ Trung Quốc, có biên giới dài với Việt Nam, giao lưu thương mại, du lịch giữa hai nước rất lớn, đường mòn lối mở về. Do đó, Việt Nam đã lập tức kích hoạt hệ thống phòng dịch trên cả nước, theo 4 kịch bản mà chúng ta đã xây dựng trước đó, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra.

Ngày 16/1/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo về dịch bệnh viêm phổi tại Trung Quốc và khả năng lây lan vào Việt Nam.

Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh theo quy định và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới; tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát và phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV).

Ngày 23/1 (29 Tết), Việt Nam phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi xuất phát các ca bệnh đầu tiên trên thế giới. Hai bệnh nhân này được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). 

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19).

Một trong 2 bệnh nhân Trung Quốc - bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam.

Ngày 29/1, BCH Trung ương ban hành công văn số 79 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. 

Ngày 30/1, Thủ tướng ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Lần đầu phong tỏa 1 xã vì Covid-19

Từ ngày 23/3 - 13/2, một nhóm công nhân sang Vũ Hán học tập và trở về, mang theo virus SARS-CoV-2 và lây nhiễm sang nhiều người khác. Tổng cộng có 16 người bị nhiễm trông giai đoạn này.

Đặc biệt, tại Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã có 11 ca mắc Covid-19. Lập tức, Ban Chỉ đạo đã quyết định phong tỏa Sơn Lôi, với gần 11.000 dân, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong vòng 21 ngày (từ 13/2 - 4/3). Phong tỏa 1 xã vì dịch bệnh là điều chưa từng có ở Việt Nam.

Sơn Lôi bị phong tỏa từ ngày 13/2 - 4/3.

Ngày 6/3, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên, bệnh nhân (BN) 17. bệnh nhân này trở về từ Pháp, tuy nhiên đã không trung thực khai báo, không thực hiện cách ly nên đã lây cho 3 người khác. Đến lượt nhiều khu phố, ngôi nhà ở Hà Nội phải phong tỏa.

Đáng nói, trong số này có BN19 (bác của BN17) đã có tình trạng bệnh rất nặng, phải thở máy, lọc máu ECMO, nằm điều trị gần 3 tháng mới phục hồi. Đây là một trong 2 bệnh nhân Covid-19 nặng nhất, được cứu sống một cách kỳ diệu nhờ các bác sĩ của Việt Nam.

BN19 đã nằm viện suốt từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 mới được xuất viện. Do phải cách ly tuyệt đối, mọi sinh hoạt của bà đều được các bác sĩ tự tay chăm sóc.

Ngày 16/3, Việt Nam yêu cầu tất cả mọi người đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người. 

Ngày 18/3, Thủ tướng quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch. Chúng ta là một trong những nước đầu tiên trên thế giới mạnh dạn đưa ra quyết định này, hạn chế người nước ngoài vào Việt Nam, giảm bớt nguy cơ Covid-19 thâm nhập. 

Ngày 20/3, Bộ Y tế thông báo 2 nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai mắc Covid-19 (BN86, BN87), từ đây có tổng cộng 46 bệnh nhân liên quan, trong đó Công ty Trường Sinh có 27 người (kể cả 1 người nhà nhân viên). bệnh viện Bạch Mai lập tức bị phong tỏa trong vòng 28 ngày. Đây là bệnh viện đầu tiên bị phong tỏa ở Việt Nam. 

Trong ngày 20/3, Bộ Y tế thông tin một BN là phi công người Anh (BN91) có liên quan đến quán Bar Buddha, TP.HCM. Sau đó, phát hiện tất cả 18 bệnh nhân (trực tiếp và thứ phát) liên quan ổ dịch này.

Hàng ngàn nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai đã cách ly trong bệnh viện, vừa chống dịch vừa chăm sóc các bệnh nhân nặng.

Lần đầu cả nước cách ly xã hội vì Covid-19

Ngày 31/3,  Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ thị có hiệu lực thi hành từ 0h ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc. Cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội (giãn cách xã hội) trong vòng 15 ngày. Đây cũng là điều chưa từng có ở Việt Nam.

cách ly xã hội là điều chưa từng có ở Việt Nam.

Ngày 6/4, ca bệnh BN243 được phát hiện tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội). Đến 15/4, đã có 13 bệnh nhân được phát hiện. Thôn Hạ Lôi 28 ngày với khoảng 13.000 người được cách ly. 

Sau Sơn Lôi, Hạ Lôi là xã thứ 2 bị phong tỏa.

Ngày 15/4, Thủ tướng yêu cầu 28 tỉnh, thành phố "nguy cơ cao" và "nguy cơ" lây nhiễm tiếp tục cách ly xã hội đến ít nhất hết ngày 22/4. 

Ngày 24/4, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19 về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

bệnh viện Đà Nẵng với hàng trăm bệnh nhân và nhân viên y tế mắc Covid-19.

Ngày 24/7, sau 99 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng, Đà Nẵng trở thành tâm điểm của cả nước khi phát hiện 1 ca Covid-19 trong cộng đồng, mất dấu F0. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến Covid-19. 

Ngày 28/7, Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều quận, huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Ngày 29/7, Hà Nội có ca mắc đầu tiên trong cộng đồng ở đợt dịch 2. BN 23 tuổi ở Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm.

Ngày 31/7, Việt Nam có ca Covid-19 đầu tiên t‌ử von‌g ở bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền. Sau đó, liên tiếp có các bệnh nhân Covid-19 t‌ử von‌g, lên đến 35 ca. Đây đều là người có bệnh lý nền nặng (tim mạch, ung thư, đái tháo đường, suy thận..., đang là bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện ở Đà Nẵng).

Tuy nhiên, sau đó, dịch tại Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận đã được khống chế nhờ những quyết định cách ly, truy vết, phong tỏa, điều trị thần tốc, quyết liệt. 

Covid-19 "tấn công" vào các khoa có bệnh nhân nặng ở bệnh viện Đà Nẵng khiến cho 35 bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, sau khi bị thêm Covid-19 đã không qua khỏi.

Ngày 7/9, Bộ Y tế thông tin Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới và Việt Nam đã khống chế và kiểm soát thành công dịch tại Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Ngày 30/11, sau gần 90 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19, TP.HCM ghi nhận 4 ca mắc mới, trong đó có 1 ca lây trong khu cách ly và 3 ca lây ngoài cộng đồng. 

TP.HCM lấy mẫu giám sát Covid-19 tại cộng đồng.

Ngày 17/12, Học viện Quân y đã thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 do Công ty Nanogen (Việt Nam) sản xuất trên ngư‌ời tìn‌h nguyện. Theo đó, 3 giai đoạn thử nghiệm sẽ dự tính kết thúc vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện thuận lợi, đến giữa năm 2021, Việt Nam sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm và hy vọng sớm có vắc xin Covid-19 made in Việt Nam dùng đại trà cho người dân. 

Những mũi vắc xin ngừa Covid-19 do Việt Nam sản xuất đầu tiên đã được thử nghiệm trên người.

Ngày 26/12, TP.HCM đã phát hiện 1 ca Covid-19 là người nhập cảnh trái phép (BN1440). Sau khi truy vết, cơ quan chức năng đã phát hiện cùng nhập cảnh chui với BN1440 còn 4 người khác và 1 lái xe. 4/6 người đã dương tình với Covid-19. TP.HCM và một số tỉnh đã phải căng mình truy vết tìm F1, F2 của các ca bệnh này. 

Các kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, chưa có ca F1 và F2 nào của các bệnh nhân này mắc Covid-19. Việt Nam cảnh báo về tình trạng nhập cảnh trái phép và kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, cộng đồng. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11027
  1. Một phụ nữ ở Hà Đông mắc Covid-19 trên nền bệnh ung thư tử vong
  2. Hà Nội: Nam thanh niên ở Cầu Giấy dương tính SARS-CoV-2
  3. 4.600 người Hải Dương đã được lấy mẫu xét nghiệm
  4. Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm người về từ vùng dịch
  5. Thêm 9 ca lây nhiễm cộng đồng
  6. Hà Nội báo động đỏ trước diễn biến dịch Covid-19
  7. Sáng 29/1, phát hiện thêm 9 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
  8. Quảng Trị ra công văn hỏa tốc về phòng chống dịch Covid-19
  9. Yên Bái: 5 trường hợp F1 tiếp xúc với bệnh nhân 1.553 đã có kết quả âm tính lần 1 với Covid-19
  10. Bắc Ninh phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19, làm cùng với BN 1552
  11. Nam thanh niên ở Cầu Giấy dương tính với COVID-19 từng đến khám ở BV Bạch Mai
  12. Xác định lịch trình 5 trường hợp là F1 tại Yên Bái
  13. Bộ Y tế tìm người ở 31 địa điểm có nCoV
  14. Thêm 14 ca nhiễm nCoV ở Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh
  15. TP.HCM: Cách ly 6 người tiếp xúc gần bệnh nhân 1553
  16. Bắc Giang xác định 38 người liên quan đến ca mắc COVID-19 ở Hải Dương
  17. Ổ dịch lớn nhất từ đầu năm, Hải Dương bắt đầu giãn cách xã hội từ trưa nay
  18. Phong tỏa, chốt chặn một căn nhà ở phố Hàng Gai liên quan ca nghi nhiễm Covid-19
  19. Chưa xác định được nguồn lây của 2 ca COVID-19 ở Hải Dương và Quảng Ninh
  20. Bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Ninh có tiền sử đái tháo đường
  21. TP.HCM: Cách ly toàn bộ lầu 5 toà nhà Hoàng Anh Safomec Quận 10
  22. 1 nhân viên dương tính với SAR-CoV-2, sân bay Vân Đồn tạm đóng cửa
Video và Bài nổi bật