Long An: Xã biên giới này có ông nông dân nuôi gần 100 con bò mà làm giàu

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là anh Huỳnh Văn Tiếng, nông dân xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An). Khánh Hưng là xã nghèo biên giới giáp với Campuchia. Anh Tiếng đã xuất bán 40 chú bò, hiện đàn bò của anh vẫn còn 50 con chưa xuất bán.
Long An: Xã biên giới này có ông nông dân nuôi gần 100 con bò mà làm giàu
Ảnh: Khuynh Diệp.

                               Xem Video: Long An: Xã biên giới này có ông nông dân nuôi gần 100 con bò mà làm giàu
                           

Năm 2012, thấy anh Huỳnh Văn Tiếng, ấp Cà Trốt, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) thoát nghèo từ nghề nuôi bò, được Hội ND bảo lãnh, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH tiếp tục đầu tư vốn giúp anh chuyển từ bò sinh sản sang chăn nuôi kinh doanh bò vỗ béo.

Cùng với việc huy động nhiều nguồn lực phục vụ Chương trình giảm nghèo bền vững, đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) được coi là kênh vốn giúp hộ nghèo vươn lên vượt nghèo bền vững. Nhiều hộ nghèo đang trở nên khá giả từ nguồn vốn này.

Cầu nối giữa nông dân với ngân hàng

Ấp Cả Trốt của xã Khánh Hưng nằm cặp đường biên giới với nước bạn Campuchia. Những năm lũ lớn, Cả Trốt hứng lũ sớm nhất và cũng chịu thiệt hại nặng nhất. 

Ông Nguyễn Văn Thành - nguyên Trưởng ấp Cả Trốt nói: "Toàn ấp chưa tới 400 hộ dân nhưng đa phần là nông dân nghèo từ các địa phương khác đến định cư, lập nghiệp. 

Hầu hết bà con đều ít và không có đất canh tác, việc xóa nghèo rất nan giải". Năm 2016, ông Thành xin nghỉ trưởng ấp, ông dành thời gian chăm lo hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) của Chi hội nông dân ấp Cả Trốt.

Ông Huỳnh Văn Tiếng, ấp Cà Trốt, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) chăm sóc đàn bò sinh sản của gia đình. 

Ông kể: "Từ ngày Ngân hàng CSXH thành lập, tôi được cử làm tổ trưởng TKVV, đại diện cho cô bác liên hệ với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện khảo sát hội viên nông dân nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất, mua bán nhỏ thực hiện xóa đói giảm nghèo".

Theo ông Thành, ngày mới thành lập TKVV, tổ chỉ có 10 hộ thành viên, nhưng đến năm 2020 có 48 hộ tham gia. Dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 1,7 tỷ đồng, thực hiện 10 chương trình. Không những lo cho nông dân nghèo vay vốn Ngân hàng CSXH, khi huyện Vĩnh Hưng xây dựng cụm dân cư vượt lũ ấp Cả Trốt, ông Thành còn giới thiệu danh sách hộ nghèo, hộ gia đình có công với nước sống ở những khu vực ngập lũ đề nghị chính quyền đưa vào cụm dân cư nhận vốn vay ưu đãi tôn nền, cất nhà sống ổn định.

Sau xóa nghèo là khá giả

Đến nhà ông Huỳnh Văn Khen (quê huyện Cái Bè, Tiền Giang) sang xã Khánh Hưng lập nghiệp. Trước kia, vợ chồng ông sống trong vùng đồng sâu luôn bị lũ đe dọa. Khi có ấp Cả Trốt, ông được vay vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH để tôn nền. 

Nhờ vậy, giờ đây gia đình ông có cuộc sống tương đối khá giả. Thấy gia đình anh Huỳnh Văn Hạnh ít đất sản xuất, không thoát nổi cảnh nghèo, vợ chồng ông Khen sẵn sàng chia sẻ khó khăn của Hạnh bằng việc cho anh Hạnh mượn đất sản xuất. 

Để tạo điều kiện cha anh Hạnh thoát nghèo nhanh, thông qua cầu nối là TKVV của Chi hội nông dân ấp Cả Trốt, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Vĩnh Hưng cho anh Hạnh vay 30 triệu đồng để anh mua giống lúa chất lượng, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc hai vụ lúa đông - xuân và hè - thu.

Vài năm nay lúa trúng mùa, lại được giá, vợ chồng anh Hạnh không những trả được nợ vay ngân hàng mà còn được Ngân hàng CSXH cho vay tiếp các vụ sau đó. Sau 3 năm sử dụng đồng vốn Ngân hàng CSXH, năm 2019, vợ chồng anh Hạnh đã xóa xong nghèo. 

Để tiếp sức cho anh Hạnh xóa nghèo bền vững, năm 2020, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Hưng tiếp tục hỗ trợ vợ chồng Hạnh 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất và mua bò phát triển chăn nuôi.

Anh Huỳnh Văn Tiếng (trái), xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) giới thiệu với cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện về mô hình vay vốn đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Anh Tiếng từng có đàn bò gần 100 con, anh vừa bán 40 con bò trong năm 2020 và đàn bò hiện còn hơn 50 con.

"Với phương án sản xuất lúa kết hợp chăn nuôi, chúng tôi tin gia đình anh Hạnh không chỉ thoát nghèo bền vững, có vốn tích lũy để trở nên khá giả" - ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Hội ND xã Khánh Hưng nói.

Gia đình anh Huỳnh Văn Tiếng trước đây có 3 ha đất sản xuất. Trận lũ lịch sử năm 2000, vụ lúa hè thu chưa kịp thu hoạch đã bị lũ nhấn chìm. Các năm sau đó tuy lũ nhỏ nhưng lúa luôn bị sâu bệnh, mất mùa, cuộc sống gia đình anh Tiếng rơi vào cảnh khó khăn, nợ vay ngân hàng đến ngày thu hồi vợ chồng anh không trả được.

Chán nản với nghề làm ruộng, anh Tiếng bán toàn bộ 3ha đất cho một nông dân khác, kiếm nghề khác mưu sinh. Năm 2008, anh Tiếng được ông Thành Tổ trưởng TKVV giới thiệu vay 30 triệu đồng mua hai con bò sinh sản. 

Năm 2012, thấy anh Tiếng thoát nghèo từ nghề nuôi bò, được Hội ND bảo lãnh, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH tiếp tục đầu tư vốn giúp anh chuyển từ bò sinh sản sang chăn nuôi kinh doanh bò vỗ béo.

Ở Cả Trốt, Chi hội nông dân thường lấy gương vượt nghèo của bà Nguyễn Thị Thiết để động viên hội viên trong ấp đang còn nghèo vươn lên vượt nghèo. Gia đình bà Thiết có 4 nhân khẩu, vốn là Việt kiều từ Campuchia về ấp Cả Trốt sinh sống. 

Bà Thiết được chính quyền xã Khánh Hưng cho nhập hộ khẩu, ưu tiên đưa vào danh sách cấp nền nhà trong cụm được Chi hội nông dân ấp Cả Trốt bảo lãnh, giới thiệu, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Hưng cho bà vay 50 triệu đồng mua 2 con bò sinh sản và một con bò đực phối giống. Sau hai năm chăm chỉ chăn nuôi, "bò đẻ ra bò", năm 2020 bà tự nguyện rút khỏi danh sách hộ nghèo…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật