Truyền thống đánh 108 tiếng chuông trong đêm giao thừa ở các ngôi chùa của Nhật Bản

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào đêm giao thừa, các chùa ở Nhật Bản thường đánh 108 tiếng chuông với mong muốn sẽ giúp xua tan 108 phiền não nghiệp chướng, gột rửa những ham muốn của con người.

108 tiếng chuông chùa

Theo tìm hiểu, nguồn gốc của truyền thống này được truyền vào từ Trung Quốc, từ thời Kamakura (1192-1333). Thời điểm đó, các cơ sở tự viện Thiền tông Phật giáo Nhật Bản đã áp dụng thời khóa đánh Đại hồng chung 108 tiếng vào hai buổi sáng chiều, nhưng đến thời đại Muromachi (1336-1673) thì đổi lại chỉ đánh Đại hồng chung vào đêm Giao thừa.

Nghi thức Joya-no-Kane được cho là có khả năng gột bỏ những ham muốn đó khỏi trái tim và tâm trí của những người bình thường, không trải qua quá trình tu hành như các nhà sư.

Cụ thể, tập tục đánh 108 tiếng chuông được các chùa trên toàn Nhật Bản thực hiện vào đêm giáo thừa theo nghi thức Joya-no-Kane. Theo đó, 107 tiếng chuông đầu tiên được đánh vào đêm 31/12 và tiếng chuông cuối cùng được đánh vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Nguyện chuông kêu thấu cõi Ta bà,

Pháp giới chúng sanh đạo Thích Ca,

Ngân nga siêu độ tiêu phiền não,

Nguyện đến Tây phương thấy Di Đà.

Con số 108 trong đạo Phật có ý nghĩa tượng trưng cho 108 tham vọng, nhục dục của con người trong suốt cuộc đời, những tham vọng mang đến nỗi đau khổ cho con người. Khi những tiếng chuông ngân vang thượng thông Thiên đường, hạ triệt Địa phủ, làm vơi đi phiền não nghiệp chướng của chúng sinh. Đánh tiêu tan những muộn phiền của năm cũ và bước sang năm mới an lạc thịnh đạt. 

Theo truyền thống, người đánh 108 tiếng chuông trong đêm giao thừa này không ai khác chính là những nhà sư, chỉ có 1 số ít ngôi chùa là cho Phật tử, du khách thực hiện tập tục này.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật