Tranh chấp trên Biển Đông: tàu hải quân Malaysia đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tranh chấp trên Biển Đông lại nổi lên. Thông tin mới nhất cho thấy một cuộc đối đầu đã xảy ra giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu chiến Malaysia tại một bãi đá ngầm ở phía nam Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Tranh chấp trên Biển Đông: tàu hải quân Malaysia đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc
Bãi cạn Luconia Breakers -nơi diễn ra sự kiện đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu hải quân Malaysia (Ảnh: Dwnews).

Theo trang tin Hoa ngữ độc lập Đa Chiều ngày 1/12, như một phần của yêu sách chủ quyền, Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu hải cảnh tuần tra Biển Đông trong suốt cả năm. Cuối tháng 11, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 5402 đã đối đầu với tàu tuần tra duyên hải KD Keris của Malaysia trên khu vực bãi cạn Luconia Breakers (Trung Quốc gọi là Qiongtai – Quỳnh Đài Tiêu)Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative, AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) ngày 19/11 tuyên bố, tàu hải cảnh Trung Quốc đã "quấ‌ּy rố‌ּi" các dàn khoan và tàu tiếp tế của Malaysia. Ngày 11/11, khi tàu hải cảnh Trung Quốc số 5402 đến gần bãi cạn Luconia Breakers, tàu tiếp tế hậu cần Bunga Mas Lima của hải quân Malaysia, đến khu vực và theo dõi tàu Trung Quốc vài ngày sau đó. Đến ngày 12/11, tàu 5402 tiến tới khu vực phía đông cụm bãi cạn Luconia Breakers chỉ khoảng 74 km để tiến hành cuộc tuần tra nhanh chóng trước khi rút lui.

Ảnh vệ tinh chụp tàu hải cảnh 5402 của Trung Quốc và tàu Bunga Mas Lima của hải quân Malaysia (Ảnh: AMTI).

Ngày 25/11, AMTI cho biết Malaysia đã triển khai tàu hải quân để đối phó chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc. Theo AMTI, ngày 19/11, tàu 5402 trở lại khu vực này và tiếp cận giàn khoan Gunnlod chỉ cách 3,7 km. Tàu hải quân Bunga Mas Lima vẫn tiếp tục hoạt động ở khu vực và hải quân Malaysia điều thêm tàu tuần tra KD Keris (tàu do Trung Quốc đóng) tới đối đầu với tàu hải cảnh 5402 trong nhiều ngày.

Theo một giả thuyết khác, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã cảnh báo nhà thầu khoan dầu vùng nước nông Borr Drilling của Na Uy về các hoạt động của họ cho Công ty Dầu khí Thái Lan PTT trong lô SK410B ở vùng biển trong vùng vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Sau đó, Malaysia đã cử tàu chiến KD Keris tới giám sát.

Theo AMTI, những diễn biến gần đây trên Biển Đông và ở vùng biển này cho thấy Trung Quốc có thể làm leo thang cuộc đối đầu với Malaysia bằng cách điều thêm tàu tới. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về phản ứng của cả Trung Quốc và Malaysia về vụ đối đầu này.

Sơ đồ cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc số 5402 vào gần giàn khoan Gunnlod khoảng 2 hải lý (Ảnh: AMTI).

Mặc dù các học giả Malaysia cho rằng những sự cố như vậy đang trở nên phổ biến, cả chính phủ Trung Quốc và Malaysia đều chọn cách xử lý thân thiện và hạ thấp vấn đề, vì vậy những vụ việc thế này thường không được biết đến.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong vụ việc lần này là tàu hải cảnh Trung Quốc 5402 là tàu Trung Quốc tự đóng có lượng choán nước 4.000 tấn, còn tàu KD Keris cũng do nhà máy đóng tàu Trung Quốc đóng, có lượng giãn nước 680 tấn. Malaysia đã lên kế hoạch chi 250 triệu USD để mua 4 tàu cùng loại cho nhiệm vụ tuần tra, chống khủ‌ng b‌ố, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ nghề cá. Cuộc đối đầu lần này có thể được mô tả như một cuộc cạnh tranh giữa các tàu của hai nhà máy đóng tàu Trung Quốc.

Rạn san hô Luconia Breakers là một bãi đá ngầm ở bãi South Luconia Shoals (Trung Quốc gọi là Nankangansha, Malaysia gọi là Hampasan Bentin), ở tọa độ 4 độ 59 phút vĩ độ bắc và 112 độ 37 phút kinh độ đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia cách Miri, Malaysia 82 hải lý về phía bắc. Trước đây Luconia Breakers chỉ là một rạn san hô chìm, nay đã phát triển thành một hòn đảo nhỏ cao hơn 10 m so với mặt nước khi thủy triều xuống, dài hơn 170 m và rộng khoảng 20 m. Khi thủy triều lên cao nhất cũng cao hơn mặt nước 2-3 mét, chiều dài 60 mét, rộng hơn 10 mét, chịu ảnh hưởng của thủy triều lên xuống nên diện tích dao động hàng chục mét vuông. Năm 2013, Malaysia cho xây dựng thiết bị hải đăng trên bãi đá ngầm để tuyên bố chủ quyền. Tháng 10 cùng năm, hải cảnh Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo và dỡ bỏ nó. Vào tháng 6 năm 2015, Hải quân Malaysia và tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đối đầu trên vùng biển Năm 2015, các tàu hải cảnh của Trung Quốc và Malaysia đã đối đầu trên vùng biển này; tháng 8 cùng năm, Malaysia đã cắm cờ trên bãi này với danh nghĩa khảo cổ. Hiện tại, cả Trung Quốc và Malaysia đều không thực sự kiểm soát rạn san hô Luconia Breakers và cả hai nước đều cho tàu định kỳ tuần tra khu vực này.

Vị trí của bãi cạn Luconia Breakers (Quỳnh Đài Tiêu) nằm rất gần bờ biển, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia (Ảnh: Sina).

Theo Đa Chiều, là một quốc gia có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, nhưng Malaysia thực tế không phải là nước đi đầu trong các vụ việc, mà thay vào đó, họ thu được nhiều lợi ích thiết thực hơn thông qua kiểu “lẳng lặng kiếm lợi” điển hình. Thống kê cho thấy nước này đã khoan hơn 100 giếng dầu khí ở Biển Đông, với sản lượng hàng năm là 30 triệu tấn dầu thô và gần 5 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.

Đài VOA cho rằng Trung Quốc và Malaysia đã rơi vào cục diện bế tắc âm thầm nhưng kéo dài và cả hai bên ngày càng tỏ ra quyết tâm chống lại nhau hơn. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật