“Bán cơm” cho Samsung Việt Nam: Ngành kinh doanh trị giá nhiều nghìn tỷ mỗi năm nhưng lợi nhuận khá “xương xẩu”

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ba doanh nghiệp cung cấp suất ăn chính cho các nhà máy của Samsung Việt Nam đều đạt mức doanh thu nghìn tỷ mỗi năm, lớn nhất thuộc về Welstory xấp xỉ 2.000 tỷ.
“Bán cơm” cho Samsung Việt Nam: Ngành kinh doanh trị giá nhiều nghìn tỷ mỗi năm nhưng lợi nhuận khá “xương xẩu”
Ảnh minh họa

Xem Video: Soi ’nội thất’ Samsung Galaxy S8 vừa về Việt Nam 

Với quy mô doanh thu khoảng 65 tỷ USD mỗi năm, các nhà máy của Tập đoàn Samsung thuê hàng trăm nghìn lao động tại Việt Nam.

Phần lớn trong số này thuộc về Samsung Electronics: với khoảng 39.000 nhân viên tại nhà máy SEV Bắc Ninh, 65.000 nhân viên tại SEVT Thái Nguyên, 6.000 nhân viên tại SEHC TP HCM, và 2.000 kỹ sư đang làm việc tại trung tâm R&D SVMC Hà Nội. Ngoài ra còn có trên 40.000 nhân viên đang làm việc tại nhà máy Samsung Display Việt Nam (SDV) tại Bắc Ninh.

Với số lượng nhân viên lớn như vậy, bản thân việc cung cấp suất ăn tại các nhà máy Samsung trở thành công việc không hề đơn giản. Làm sao để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm là điều tối quan trọng.

Bản thân Tập đoàn Samsung với nhiều nhà máy sản xuất lớn trên toàn cầu từ lâu đã thành lập riêng một công ty đảm nhiệm phần việc này mang tên Samsung Welstory. Tại Việt Nam, Welstory được hình thành từ cuối năm 2014. Tính đến năm 2016, riêng nhân sự của công ty này đạt trên 3.200 người, phục vụ 36 nhà ăn công nghiệp tại Việt Nam và cung cấp khoảng 250.000 suất ăn mỗi ngày.

Không chỉ phục vụ các nhà máy trong hệ sinh thái Tập đoàn Samsung (bao gồm Samsung Electronics, Samsung Display, Samsung SDI, Samsung Electro-Metranics), Welstory Việt Nam còn cung cấp suất ăn cho các đơn vị khác trong khu công nghiệp như Dreamtech, Glonics, Meiko, Nexcon Vina, Orion… Không ít trong số này là các vendor cung cấp linh kiện cho Samsung.

Kết quả kinh doanh của Welstory Việt Nam minh chứng cho những dẫn chứng kể trên, trong hai năm gần nhất công ty này đạt doanh thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Welstory với biên lợi nhuận gộp từ 10% - 11% không phải là mức cao trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Chính vì vậy mà lợi nhuận trước thuế của công ty này cũng không đáng kể, thường xuyên dưới 20 tỷ đồng.

Nhưng Welstory cũng không thể phục vụ hết nhu cầu của nhân lực trong Tập đoàn. Samsung phải thuê thêm các nhà cung ứng khác, cả trong và ngoài nước đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

Một trong số này là Công ty Foseca Việt Nam, chính là nhà cung cấp suất ăn đầu tiên cho Samsung Electronics Bắc Ninh, năm 2008. Với quan hệ được xây dựng lâu năm, Foseca hiện cũng đang cung cấp cho một số nhà máy của Samsung Việt Nam như Samsung SHI, Samsung SDIV, Samsung SEVT PJT. Bên cạnh đó, nhiều cái tên là các nhà sản xuất công nghiệp nổi tiếng từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay Việt Nam đặt nhà máy tại tỉnh Bắc Ninh như: Doosung Tech, Hyundai Kefico, Panasonic, Goer Tek, Masan Consumer… Foseca là công ty Hàn Quốc hiện cung cấp dịch vụ suất ăn tại 5 quốc gia trên thế giới.

Một đơn vị cũng được biết đến là nhà cung cấp lâu năm cho Samsung, nhưng là một công ty Việt Nam. Tristar Catering (Công ty Ba Sao) được thành lập từ năm 2005, cho biết hiện đang cung cấp 250.000 suất ăn mỗi ngày. Trong đó, riêng phần cho nhà máy Samsung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên chiếm khoảng vài chục ngàn đơn vị. Số lượng suất ăn mà Ba Sao cung cấp tăng lên hàng lần trong những năm qua cùng với sự phát triển về nhân sự của các nhà máy Samsung.

Quy mô của Ba Sao và Foseca khá tương đồng nhau, năm ngoái đạt doanh thu lần lượt 1.164 tỷ đồng và 1.009 tỷ đồng. Tăng trưởng trong những năm gần đây về cơ bản không có nhiều điểm chú ý. So về biên lợi nhuận gộp, Foseca nhỉnh hơn một chút so với Ba Sao.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là Foseca lại có nhiều năm lỗ nặng kể từ 2016, đỉnh điểm là 2019 lỗ tới 122 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước đó. Trong khi đó, Công ty Ba Sao duy trì mức lợi nhuận trước thuế ổn định khoảng 15 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy rằng, các vendor cung cấp thức ăn chính cho Samsung dù đạt được mức doanh thu tương đối ấn tượng, nhưng hiệu quả lại bèo bọt.

Chúng tôi xin so sánh kết quả kinh doanh của nhóm ba doanh nghiệp kể trên với các đơn vị cung cấp dịch vụ catering trong ngành hàng không để minh chứng rõ hơn điều này.

Doanh thu của cả Công ty Ba Sao và Foseca Việt Nam trong năm 2019 vẫn cao hơn so với Vietnam Airlines Caterers (VACS) 954 tỷ đồng, CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (Nội Bài Catering) 669 tỷ đồng, hay CTCP dịch vụ suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS) 303 tỷ đồng. Đây đều là các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không tại Việt Nam.

Nhưng lợi nhuận trước thuế của các công ty hàng không vượt trội hơn hẳn, VACS lãi trước thuế 160 tỷ đồng, VINACS lãi 91 tỷ đồng, trong khi Nội Bài Catering lãi 43 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực catering, một đơn vị tương đối máu mặt và đặc thù có thể nhắc đến là CTCP dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Vũng Tàu, thành viên của Tổng công ty Cổ phần dịch vụ Dầu khí.

Petrosetco Vũng Tàu thực tế đã ký được hợp đồng 10 năm cung cấp dịch vụ catering cho liên doanh Vietsopetro đến 2021; công ty này cũng cung cấp dịch vụ đời sống trên nhiều giàn khoan, tàu chứa dầu, các dự án trên bờ của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Tập đoàn Hòa Phát nhà máy thép Quảng Ngãi, GE Quảng Ngãi…

Trong năm ngoái, Petrosetco Vũng Tàu đem về doanh thu 912 tỷ đồng, lãi trước thuế 41 tỷ đồng.

  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật