Đắk Nông: Đẩy mạnh xây dựng Chương trình OCOP

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, Đắk Nông đã triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP). Đến nay, tỉnh Đắk Nông đã có 22 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP của 16 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ kinh doanh.
Đắk Nông: Đẩy mạnh xây dựng Chương trình OCOP
Đắk Nông đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó, việc xác định đúng thế mạnh, đặc trưng được coi là “nền móng” để triển khai thành cô

Gắn OCOP với xây dựng nông thôn mới

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đắk Nông, Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020 là một chương trình quan trọng, nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị. Các sản phẩm được công nhận OCOP đều là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, đại diện cho các huyện, thành phố.

Việc triển khai Chương trình OCOP gắn với phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Chương trình cũng thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Khi triển khai Chương trình OCOP năm 2020, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc triển khai kế hoạch hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị.

Theo giám đốc Sở NN& PTNT tỉnh Đắk Nông, những sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP có tác động tích cực đến sinh kế của người dân các vùng nông thôn. Các sản phẩm OCOP là “điểm nhấn” về chất lượng, giá trị, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Quan trọng hơn, nó đã góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân, thay đổi nhiều mặt ở nông thôn.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh công tác tập huấn cho các chủ thể của Chương trình OCOP. Trong đó, việc phân tích thị trường, nhu cầu sản phẩm; phân tích điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm; đánh giá rủi ro trong phát triển sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm; kiến thức hoàn thiện thiết kế bao bì, nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm… sẽ được đặc biệt chú trọng”, ông Anh nhấn mạnh.

Thay đổi cách thức sản xuất để xây dựng các sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là cơ hội giúp các địa phương khơi dậy sự tự lực, sáng tạo của cộng đồng để phát triển các sản phẩm đặc trưng. OCOP cũng từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra hướng đi mới của cư dân nông thôn.

Theo ông Nguyễn Hữu Hạ, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công Bằng Thuận An (Đắk Mil) hiện nay, đa số người dân sản xuất theo phong tục tập quán cũ. Do vậy, HTX gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động các hộ thành viên thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất mới theo tiêu chuẩn chung.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP, HTX đã hướng dẫn, vận động bà con tập trung khai thác những lợi thế, tận dụng cơ hội trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước hết, HTX vận động bà con sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn sinh học, không sử dụng các chế phẩm hóa học trong quá trình canh tác.

Sản phẩm Hạt Mắc ca rang sấy của Công ty TNHH Thương mại XNK Macca Sachi Thịnh Phát vừa được tỉnh Đắk Nông công nhận là sản phẩm OCOP năm 2020 và xếp hạng 3 sao

Khâu thu hoạch, bảo quản sản phẩm cũng được HTX động viên bà con thực hiện một cách bài bản, khoa học để vừa bảo đảm chất lượng, vừa an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, hầu hết bà con thành viên đã thay đổi được thói quen sản xuất cũ. Nhờ đó, các sản phẩm của HTX ngày càng trở nên chất lượng hơn.

Theo lãnh đạo Sở NN& PTNT tỉnh Đắk Nông, các địa phương cần đẩy mạnh thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng; tạo động lực cho người dân phát triển các sản phẩm có thế mạnh. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ phải gắn liền với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Sản phẩm được làm ra phải gắn chặt với công tác đánh giá xếp hạng của OCOP. Còn sản phẩm được chứng nhận OCOP đều phải đặt mục tiêu phát triển thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển đạt tiêu chuẩn hóa toàn cầu...

267 tỷ đồng thực hiện Chương trình OCOP Đắk Nông đến 2030

Theo Quyết định số 2053 của UBND tỉnh Đắk Nông, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Đề án Chương trình OCOP tỉnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên 267 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018-2020 khoảng hơn 56 tỷ đồng. Kinh phí chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh. Ngân sách Nhà nước chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các kênh như: Nguồn vốn hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chi thường xuyên của các đơn vị có liên quan, vốn lồng ghép từ các đề án về nông nghiệp sạch, du lịch cộng đồng, khoa học công nghệ cấp tỉnh…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật