Dệt may Việt Nam trước khả năng bị EAEU áp dụng biện pháp phòng vệ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) vừa gửi công hàm tới Bộ Công Thương, cảnh báo về khả năng này.
Dệt may Việt Nam trước khả năng bị EAEU áp dụng biện pháp phòng vệ
Ảnh minh họa

Mới đây, Bộ Công Thương đã nhận được Công hàm số 14-572 của Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) cảnh báo về việc các mặt hàng của hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EAEU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU (VN-EAEU ) có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.

Cụ thể, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2020 đã đạt 79,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.

Theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Liên quan đến ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng của Việt Nam ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ. Mặt hàng xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ. Về vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%.

Các dự báo, thống kê đều cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó dễ nhận thấy nhất là nhu cầu tiêu dùng trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giãn cách xã hội cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình...

Điều 2.10 của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN –EAEU FTA) quy định về cơ chế phòng vệ ngưỡng (trigger mechanism) đối với một số mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam như áo sơ mi, váy, quần áo trẻ em, áo len, áo khoác, đồ lót và đồ gỗ.

Theo cơ chế này, khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam đạt đến một mức ngưỡng nhất định (nêu tại Phụ lục 2 của Hiệp định), phía Liên minh sẽ tiến hành xác minh việc hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có ảnh hưởng tới ngành hàng trong nước hay không.

Trong trường hợp phát hiện việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam ảnh hưởng tới sản xuất nội địa, phía Liên minh sẽ có thông báo chính thức về việc tạm ngừng áp dụng thuế suất ưu đãi và áp dụng mức thuế Tối huệ quốc (MFN) cho mặt hàng cụ thể đó trong khoảng thời gian không quá 6 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.

Tuy nhiên, có một đặc điểm là trong quá trình phía Liên minh tiến hành thu thập số liệu để đánh giá tác động, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật