Phát triển vùng lúa Japonica: Mở hướng xuất khẩu cho gạo Hà Nội

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa Japonica chất lượng an toàn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô mà còn tạo tiền đề thuận lợi cho sản phẩm gạo Hà Nội tham gia vào thị trường xuất khẩu. Hoạt động này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Phát triển vùng lúa Japonica: Mở hướng xuất khẩu cho gạo Hà Nội
Cán bộ Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá năng suất, chất lượng mô hình gieo cấy giống lúa ĐS1 vụ Mùa 2020 tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa

Hiệu quả từ liên kết chuỗi

Vụ Mùa 2020, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Nghi Lộc (huyện Ứng Hòa) gieo cấy giống lúa ĐS1, quy mô 59ha. Với phương thức canh tác gieo cấy theo hướng an toàn, ĐS1 thể hiện ưu thế vượt trội ít sâu bệnh hại, chống đổ tốt, chất lượng gạo dẻo, hạt nhỏ, thơm ngon so với nhiều giống lúa khác. Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Nghi Lộc Đặng Hữu Hỷ chia sẻ, ĐS1 cho năng suất khá, đạt trung bình 60 tạ/ha, giá trị kinh tế cao hơn 15 – 20% so với các giống lúa địa phương canh tác trước đây. Đó là lý do năm 2020, HTX mạnh dạn thực hiện gieo cấy giống lúa Japonica này ở cả 2 vụ với quy mô 144 ha. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, HTX đã ký hợp đồng liên kết với HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết bao tiêu toàn bộ sản lượng cho nông dân với giá 7.000 đồng/kg thóc tươi.Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 50% giống lúa, 50% chi phí vật tư, phân bón và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Xác định bài toán tiêu thụ là khâu then chốt trong phát triển bền vững vùng lúa Japonica, Trung tâm phối hợp với phòng kinh tế các địa phương liên kết với 5 đơn vị, DN để bao tiêu sản phẩm lúa Japonica cho bà con với mức giá cao hơn thị trường.Triển khai Kế hoạch phát triển sản xuất lúa Japonica theo hướng xuất khẩu của TP, năm 2020, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng được 26 mô hình sản xuất lúa Japonica hàng hó‌a chấ‌t lượng tại 22 xã thuộc 6 huyện với quy mô 1.776ha. Trong đó, gồm 160ha lúa Japonica theo hướng hữu cơ, 300 ha lúa Japonica theo chuẩn Việt Nam, 1.316 ha lúa Japonica chất lượng an toàn. Hạch toán kinh tế cho thấy, tổng giá trị sản phẩm bình quân lúa Japonica đạt 60 triệu đồng/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Japonica đạt xấp xỉ 30 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 15 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa Bắc thơm số 7.

Hướng tới xuất khẩu

Với mục tiêu nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm gạo Japonica phục vụ thị trường Thủ đô và một số tỉnh lân cận, đặc biêt là hướng tới xuất khẩu, Hà Nội đã đưa nhóm các giống Japonica (J02, J01, VAAS16, ĐS1) vào gieo cấy tại các vùng chuyên canh lúa hàng hóa trên địa bàn TP. Đến nay, nhiều địa phương đã và đang tích cực chuyển sang gieo cấy giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gạo. Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Đặng Thị Tươi cho hay: “3 năm trở lại đây, diện tích gieo cấy giống lúa Japonica chiếm tới 60% tổng diện tích canh tác lúa toàn huyện (tương đương 4.000ha/vụ). Để thúc đẩy phát triển sản xuất, huyện chủ động kết nối các DN, HTX tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo. Thực tế cho thấy, lúa Japonica rất dễ tiêu thụ, đơn cử như năm 2019 và vụ Xuân năm 2020, nguồn cung lúa Japonica của huyện chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng."Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, với mục tiêu hướng tới xuất khẩu gạo, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 cơ cấu giống lúa chất lượng toàn TP đạt trên 80%. Qua đó, duy trì và phát triển 80 - 100 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa hàng hó‌a chấ‌t lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. TP hỗ trợ phát triển công nghệ sấy, sơ chế, chế biến, bảo quản gạo giống Japonica nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gạo Hà Nội. Hình thành thêm ít nhất 2 chuỗi liên kết giá trị sản phẩm gạo Hà Nội nhằm mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo Japonica chất lượng cao, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.q

Trong 2 năm (2019 – 2020), Hà Nội xây dựng thành công 2 nhãn hiệu tập thể “Gạo Japonica Mỹ Thành” và “Gạo Japonica hữu cơ Nam Phương Tiến”; 2 chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo Japonica, gồm: HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, huyện Chương Mỹ liên kết với Công ty CP Xuất nhập khẩu GreenPath Việt Nam và HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết, huyện Ứng Hòa (đảm nhận khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ) 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật