Báo đốm và cá sấu chết hàng loạt trong cháy rừng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở khu vực Pantanal, vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới, những đám cháy rừng hoành hành trong nhiều tuần đang tàn sát nhiều động vật hoang dã.
Báo đốm và cá sấu chết hàng loạt trong cháy rừng
Ảnh minh họa

Pantanal, khu vực hẻo lánh gần biên giới phía tây của Brazil với Bolivia, xuất hiện các đám cháy từ giữa tháng 7/2020. Dải đất bị cháy thành tro có diện tích lớn hơn cả thành phố New York của Mỹ.

Một nhóm chuyên gia thú y, nhà sinh vật học và hướng dẫn viên địa phương tới nơi vào cuối tháng 8 qua đường cao tốc xuyên Pantanal bằng xe bán tải để tìm cách cứu những con vật bị thương, theo Reuters. Họ bắt gặp nhiều con báo đốm lang thang ở trên mặt đất cháy đen trong tình trạng đói khát với bàn chân bị bỏng đến tận xương, phổi ám khói. Họ thấy xác cá sấu caiman với bàn chân cứng lại và vẻ sợ hãi lộ rõ, hành động sau cùng trong nỗ lực chạy trốn hơi nóng trước khi mất mạng trong ngọn lửa. Một con rắn tự cắn chính c‌ơ th‌ể mình trong phản ứng bản năng nhằm thoát khỏi cơn đau do bị thiêu sống.

Số lượng đám cháy ở Pantanal trong nửa đầu năm 2020 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ chính phủ Các nhà chức trách cho biết đây là số đám cháy lớn nhất tính theo khoảng thời gian 6 tháng trong hai thập kỷ qua. Tổng cộng 2.534 đám cháy được ghi nhận ở Pantanal từ tháng 1 đến tháng 6/2020. Theo viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE). Từ tháng 1 đến tháng 6/2019, INPE đếm được 981 đám cháy.

Các nhà khoa học khí tượng lo ngại những đám cháy rừng kiểu này sẽ trở nên phổ biến, tương ứng với sự gia tăng cháy rừng trên khắp Tây Mỹ và nhiều nước khác từ Australia đến Hy Lạp. Vùng Pantanal nhỏ và ít nổi tiếng hơn rừng rậm Amazon. Nhưng nguồn nước dồi dào và vị trí chiến lược giữa rừng mưa, đồng cỏ của Brazil và rừng khô của Paraguay biến Pantanal thành "nam châm" thu hút động vật. Giờ đây, cháy rừng đang đe dọa một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất hành tinh.

Pantanal là ngôi nhà của 1.200 động vật có xương sống, bao gồm 36 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trên khu vực rộng 150.000 km2 ở Brazil, vô số loài chim hiếm tới làm tổ và quần thể báo đốm lớn nhất thế giới lang thang tìm mồi. Cháy rừng không phải sự kiện mới ở đây. Trong nhiều thập kỷ, những người chăn nuôi gia súc đốt rừng để tăng cường dưỡng chất trong đất, giúp cỏ mọc nhanh chóng cho đàn bò. Nhưng do hạn hán, đám cháy đang lan rộng với tốc độ kỷ lục, tràn qua khắp vùng rừng.

Dữ liệu từ vệ tinh NASA cho thấy đám cháy lớn nhất ở Pantanal năm nay có quy mô gấp 4 lần đám cháy lớn nhất ở rừng mưa Amazon của Brazil. Tính đến ngày 6/9, 23.490 km2 đất rừng bị cháy rụi, chiếm gần 16% diện tích vùng Pantanal, theo phân tích của Đại học Liên bang Rio de Janeiro. Năm nay, mùa lũ chưa tới. Do nước bốc hơi trong mùa khô, sông Paraguay chảy qua Pantanal đã hạ tới mức thấp nhất từ năm 1973, theo Julia Arieira, theo nhà nghiên cứu khí tượng ở Đại học Liên bang Espirito Santo, Brazil.

Các nhà khoa học cho rằng hạn hán kéo dài có liên quan đến sự ấm lên ở vùng biển Thái Bình Dương ở phía trên xích đạo, hút hơi ẩm từ Nam Mỹ và chuyển tới phương bắc, tạo thành những cơn bão mạnh. Nhà khoa học NASA Doug Morton cho biết hiện tượng này là kết quả của sự biến đổi nhiệt độ đại dương gọi là Dao động đa thập kỷ Đại Tây Dương (Atlantic Multidecadal Oscillation), tương tự như El Niño ở Thái Bình Dương. Nhưng khác với El Niño xảy ra 2 - 7 năm một lần, dao động trên thay đổi luân phiên giữa nóng và lạnh sau 30 - 40 năm. Khi chuyển sang chu kỳ nóng từ thập niên 1990, sự ấm lên ở Bắc Đại Tây Dương xảy ra thường xuyên hơn, góp phần dẫn tới hạn hán và cháy rừng ở Nam Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật