Tiền Giang: Giải pháp nào cho chợ tự phát?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để họp chợ buôn bán đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, từ quốc lộ cho đến các tỉnh, huyện lộ, từ thành phố đến nông thôn. Các chợ tự phát này tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết.
Tiền Giang: Giải pháp nào cho chợ tự phát?
Tình trạng buôn bán gây mất trật tự an toàn giao thông tại ngã ba đường tỉnh 864 - đường dẫn vào Trường THPT Chuyên Tiền Giang.

Xem Video: Hà Nội sẽ lắp camera "phạt nguội" hành vi lấn chiếm vỉa hè?

Chợ tự phát hình thành và tồn tại như một thói quen mua, bán nhanh của người dân. Vì nhiều lý do, người dân bất chấp nguy hiểm vẫn đưa hàng hóa xuống lòng, lề đường để bán.

LẤN ĐƯỜNG VÌ SINH KẾ

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vào khoảng 17 giờ hằng ngày, hoạt động mua bán dọc 2 bên Quốc lộ 1 khá nhộn nhịp, với đầy đủ các mặt hàng từ quần áo, giày dép đến các thực phẩm chín, rau, củ, quả.

Người bán bất chấp nguy hiểm tràn ra đường bày bán, còn người mua cũng không ngại hiểm nguy dừng xe lại bên đường để mua khiến tình hình giao thông nơi đây rất phức tạp. Giờ tan ca, nhiều công nhân dừng xe dưới lòng đường để mua hàng bất chấp tiếng còi “inh ỏi” của những xe tải, xe container. Anh Quốc Trung, tài xế thường xuyên lái xe tải qua khu vực này cho biết, mỗi khi đến gần nơi này, anh phải rà phanh, cho xe di chuyển thật chậm vừa bóp còi xin đường khá vất vả.

Đây là hình ảnh buôn bán trước cổng Công ty Wondovina, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Không riêng gì các giờ tan ca của công nhân, mà khoảng 6 giờ sáng hằng ngày, nhiều hộ dân cũng đẩy xe bán đồ ăn và vật dụng cần thiết trên các tuyến đường di chuyển của công nhân.

Không chỉ ở khu vực KCN Tân Hương, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán cũng xảy ra ở các KCN Long Giang, KCN Mỹ Tho, dọc tỉnh lộ 864 hay dọc Quốc lộ 1 trên địa bàn các huyện Cai Lậy và Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Khu vực chợ tự phát gần cầu Hai Tân, ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên tỉnh lộ 864 vào mỗi sáng sớm, có rất đông người tập trung buôn bán tại cầu Hai Tân (ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy). Người bán vô tư bày các mặt hàng, để dù bạt, mái che ra sát mép lộ nhựa; người mua dừng đỗ xe tràn ra đường khiến các phương tiện lưu thông qua khu vực này rất khó khăn. Ngoài ra, tại vị trí chân cầu có hàng chục xe máy đậu thành hàng dài gây khó khăn cho các phương tiện đổ dốc, rất dễ xảy ra va quẹt giao thông.

Tại dốc cầu Hai Tân.

Tương tự tại chợ ngã tư thuộc ấp Thân Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, nhiều năm qua luôn là “điểm nóng” về tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường. Cứ vào mỗi buổi sáng, hàng trăm người mang hàng hóa xuống lòng đường bày bán cả một đoạn đường huyện 32.

Theo Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vũ, điểm chung của những chợ tự phát, chợ dân sinh được hình thành và tồn tại vì thói quen mua, bán nhanh của một số khách hàng và để đáp ứng yêu cầu mua sắm của người dân ở khu vực. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc tại các khu vực trên. Dù biết việc mua bán tự phát như thế tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông nhưng vì sinh kế nhiều người buôn bán vẫn vi phạm.

NAN GIẢI

Thực tế thời gian qua cho thấy, dù ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán, tình trạng trên vẫn không giảm. Không ít nơi lực lượng chức năng nhiều lần xử lý, giải tỏa nhưng sau đó tình hình lại tiếp tục tái diễn, thậm chí tái lấn chiếm ngay tại vị trí vừa giải tỏa.

Để đối phó với ngành chức năng, một số người sử dụng xe gắn máy, xe đẩy, xe 3 bánh chở hàng hóa đi bán nhằm tiện lợi cho việc di chuyển khi cơ quan chức năng kiểm tra. Điều này làm cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các ngành, các cấp gặp nhiều khó khăn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn người buôn bán này có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng thuê mặt bằng kinh doanh.

Việc buôn bán này giúp cho họ có thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình. Mặt khác, số lượng mặt hàng họ bán rất ít vốn hay bán những mặt hàng do gia đình làm ra để kiếm thêm thu nhập nên không thể thuê quầy, sạp để bán...

Chị T.T.T, đang bày bán hàng hóa trên vỉa hè tại chợ dân sinh Thân Cửu Nghĩa cho biết: “Tôi bày bán hàng rau, củ, quả ở đây đã lâu.

Thỉnh thoảng, lực lượng chức năng đến kiểm tra, tuyên truyền và khi họ xuống thì mình dẹp. Bởi, buôn bán như thế này không phải đóng tiền thuê mặt bằng, lại có nhiều khách quen nên không thể di chuyển sang nơi khác được”.

Ngoài ra tâm lý người dân thích mua hàng hóa dọc đường do tiện lợi và nhanh chóng là nguyên nhân để chợ tự phát tồn tại…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật